Nguyên lý sử lý cáu cặn & vi sinh.
IonFLOW công nghệ tiên tiến nhất trong xử lý cáu cặn và vi sinh:
Sự hình thành cáu cặn:
Nước trong tự nhiên luôn tồn tại một lượng chất rắn hòa tan, các khoáng chất này ở dạng ion. Chúng mang điện tích âm (Anion) hoặc dương (cation).
Phổ biến nhất là:
Ca++Calcium Chloride Cl--
Mg++Magnesium Sulphate SO--4
Na+Sodium (HCO3-)2 Bicarbonate
Những ion dương và âm có thể kết hợp để tạo thành tinh thể. Tại bề mặt trao đổi nhiệt củacác thiết bị như ống sinh hơi của lò hơi, giàn nóng của máy lạnh, ống thu nhiệt của giàn nước nóng năng lượng mặt trời...nước được gia nhiệt tạo ra các lốc xoáy mạnh làm các ion va chạm mạnh với nhau tạo ra phản ứng kết tinh ngay trên bề mặt các thiết bị đó, kết quả là một lớp chất rắn được hình thành bao phủ bề mặt thiết bị gọi là cáu cặn. Nhiệt độ bề mặt các thiết bị càng tăng cao thì nước càng xoáy mạnh làm cáu cặn hình thành càng nhanh.
Ví dụ về phản ứng kết tinh tạo cáu cặn cali:
Ca + (HCO3)2 = CaCO3 + CO2 + H2O
Chống cáu cặn bằng IonFLOW:
Máy IonFLOW cũng tạo ra cơn lốc xoáy ion trong nước tương tự quá trình gia nhiệt cho nước nhưng không phải trên bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị mà trên toàn hệ thống. Do các ion mang điện tích nên chúng bị tác động đẩy kéo bởi điện từ trường, IonFLOW tạo ra dòng điện từ trường đảo chiều liên tục hàng trăm nghìn lần/giây khiến các ion bị đẩy kéo va đậy vào nhau liên tục như cơn lốc ion trên toàn hệ thống, tạo ra kết tinh ở khắp mọi nơi, thực tế cho thấy sự kết tinh này có xu hướng hình thành thêm trên tinh thể đã có hơn là tạo ra tinh thể mới, điều này giúp ngăn ngừa cáu cặn bám trên bề mặt sạch và tạo ra các hạt tinh thể lơ lửng khắp nơi trước khi nó bị đẩy vào bề mặt thiết bị nơi trao đổi nhiệt với nước, nhờ đó cáu cặn không còn tiếp tục hình thành trên bề mặt thiết bị.
Sự độc đáo của IonFLOW so với các thiết bị khác:
STT |
IonFLOW |
Các thiết bị thông thường |
1 |
Nguyên lý sóng dọc, giải sóng dọc được tạo ra bằng cách cho ống cấp nước chui qua một vòng nam châm đặc biệt với tần số đảo chiều cực từ lên đến 200KHz, biến toàn bộ hệ thống đường ống cấp nước, ống trao đổi nhiệu, ống góp và khoang chứa nước thành vòng cảm ứng, sóng điện từ trường xuất hiện khắp nơi trên toàn hệ thống. |
Nguyên lý sóng ngang, chúng tạo ra giải sóng ngang bằng cách cuốn một hay nhiều cuộn dây trên đoạn ống cấp nước, cấp nguồn xung điện trên cuộn dây. Dòng điện từ trường được tạo ra bên trong cuộn dây, tiết diện ống đóng vai trò là vòng cảm ứng, sóng điện từ trường chỉ xuất hiện tại vị trí đoạn ống nước gắn cuận dây. |
2 |
Tần số biến đổi điện từ trường rất cao lên đến 200KHz có khả năng tạo được cơn lốc xoáy ion cực mạnh, đẩy nhanh quá trình kết tinh chống bám cáu. |
Tần số biến đổi điện từ trường thấp <10KHz không tạo được lốc xoáy ion mạnh, quá trình tạo kết tinh chống bám cáu chậm, kém hiệu quả. |
3 |
Hệ thống ống cấp, ống trao đổi nhiệt, thân thiết bị và mặt đất trở thành vòng cảm ứng nên không có dòng Fuco, không bị tổn hao trên bất cứ loại ống làm bằng vật liệu gì. |
Mặt cắt ống là vòng cảm ứng nhưng lại là vòng kim loại khép kín nên xuất hiện dòng điện Fuco tiêu thụ phần lớn năng lượng do máy phát ra, ống bị nóng lên, làm cho máy có tổn hao lớn và hiệu quả thấp. |
4 |
Tạo được dòng điện từ trường trên toàn hệ thống trong suốt thời gian bật máy, không phụ thuộc vào dòng chảy, ngay cả khi bơm không hoạt động IonFLOW vẫn hoạt động và cho hiệu quả không đổi. |
Chỉ tạo được điện từ trường tại chỗ bên trong cuộn dây nên chỉ có tác dụng tức thời khi nước chạy qua đoạn ống đó, mất tác dụng và hao phí điện năng khi không có dòng chảy. |
5 |
Sử dụng vòng nam châm đặc biệt và bộ công suất có vỏ là hợp kim nhôm nguyên khối, cho phép chịu được nhiệt độ đường ống lên đến 2000C. |
Sử dụng cuộn dây điện cuốn lên đường ống, dễ bị hư hỏng khi nhiệt độ của đường ống vượt quá 1000C. |
6 |
Không tạo điện áp bước trên đường ống nên không gây ăn mòn đường ống. |
Tạo điện áp bước lớn theo chu vi đường ống tại vị trí cuốn dây nên gây ăn mòn đoạn ống đó. |