Hồ sơ

Công ty TNHH MTV Đức Minh Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hà Nội Ngày tham gia: 14/11/2012 Thành viên miễn phí Sản phẩm chính: Xem thêm Liên hệ

Lò các bon hóa tái tạo nhiên liệu sạch từ rác thải rắn

Ngày đăng: 28/12/2012

Mã sản phẩm: MS394/06

Liên hệ

Xuất xứ: Việt Nam

Bảo hành: Liên hệ trực tiếp

Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản

Khả năng cung cấp: Tùy theo đơn hàng

Đóng gói:

Liên hệ

Thông tin chi tiết

Mô tả
Trong nhiều cách xử lý chất thải rắn như xử lý hóa sinh, làm phân compost, thiêu đốt, ủ kị khí, nén đóng bánh hợp vệ sinh, chôn lấp. Trong đó phương án chôn lấp là một trong các phương án truyền thống và có chi phí thấp nhất hiện đang được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, do lượng rác thải ra tại các đô thị lớn mỗi ngày lên đến hàng nghìn tấn, diện tích của các bãi cũng dần dần bị thu hẹp, thiếu chỗ chứa chưa kể các vấn đề ô nhiễm về mùi, nguồn nước mặt và nước ngầm, nạn ruồi muỗi,.. Vấn đề xử lý triệt để mang tính tổng thể - toàn diện, có hiệu quả còn đang làm đau đầu nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và cả nhà đầu tư.
Trong bối cảnh đó, Công ty Đức Minh cũng đã chủ động đầu tư nghiên cứu lý thuyết và sản xuất thực nghiệm sản phẩm lò các bon hóa tích hợp giữa việc thiêu đốt chất thải rắn với tái tạo năng lượng với một vài đặc điểm chính như sau:
Thông số về sản phẩm lò các bon hóa: kích thước DxRxC = 3,1m x 1,5m x 2,6m. Kích thước chiều cao tổng thể cả ống khói là 15m. Trọng lượng lò: 18 tấn. Kết cấu lò được tạo ra từ thép tấm CT3, dày 6mm, khung L100, kiểu dáng công nghiệp đẹp. Kết cấu thể xây từ vật liệu chịu lửa, bê tông chịu nhiệt, bảo ôn bông thủy tinh đảm bảo cách nhiệt tiêu chuẩn.


Một ưu điểm nổi bật của lò các bon hóa là vừa có thể đốt rác thải sinh hoạt đảm bảo môi trường, vừa tạo ra sản phẩm các bon. Chúng tôi hy vọng rằng, với tính chất của mô hình này sẽ góp phần trong việc cải thiện môi trường, tạo hiệu quả kinh tế cho đơn vị đầu tư và vận hành lò. Các vấn đề rác thải sinh hoạt tại các phường xã, thị trấn sẽ có thêm một lựa chọn phù hợp khi công nghệ do chính Người Việt nghiên cứu chế tạo.