Nhật Bản sẽ ban hành tiêu chuẩn đối với nước khoáng nhằm loại bỏ hóa chất vĩnh cửu
10/04/2025
15 Lượt xem
Hóa chất vĩnh cửu là các hóa chất thuộc nhóm hóa chất perfluorinated (PFC) đang trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia do chúng tồn tại quá nhiều trong lượng nước hiện nay trên nhiều quốc gia, đặc biệt rất khó phân hủy trong môi trường.
Hai trong số các biến thể PFC phổ biến nhất là PFOS (Perfluorooctane sulfonate) và PFOA (axit Perfluorooctanoic), vì chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và trong sản xuất nhiều sản phẩm hàng ngày cho đến những năm 2000 trước khi bị cấm vì lo ngại về môi trường và sức khỏe. Chính phủ nước này cũng đang lo ngại, hóa chất này có thể xuất hiện nhiều trong nước đóng chai, do chúng được bảo quản trong các chai nhựa.
Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản (CAA) cho biết: “Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá rủi ro về thực phẩm và sức khỏe vào năm 2024 và xác định rằng lượng tiêu thụ hàng ngày cơ thể có thể chấp nhận được (TDI) ở đây là 20ng/kg trọng lượng cơ thể/ngày đối với cả PFOS và PFOA”. Tuy nhiên, thật khó có thể đánh giá mức độ nạp hóa chất vào cơ thể từng người, chính vì vậy, để đảm bảo chung cho sức khỏe cộng đồng, Nhật Bản cần thắt chặt các tiêu chí quản lý về từng sản phẩm thực phẩm, trong đó có nước uống đóng chai.
Nhật Bản sẽ công bố tiêu chuẩn về nước khoáng đóng chai nhằm loại bỏ hoàn toàn hóa chất vĩnh cửu
Bộ Môi trường nước này đã quyết định điều chỉnh PFOS và PFOA có trong nước uống đóng chai cũng tuân theo tiêu chuẩn chất lượng nước uống tại địa phương và tiêu chuẩn về nước máy đã có tiêu chuẩn được thiết lập trước đó, trong đó hàm lượng PFOS và PFOA kết hợp không được quá 50ng/L hoặc 0,00005mg/L nước (được phép có trong hệ thống thực phẩm).
Nước khoáng đóng chai thường được sử dụng thay thế cho nước máy ở Nhật Bản, và được sử dụng khá nhiều, do đó, cơ quan chính phủ nước này đã đề xuất rằng giới hạn hàm lượng PFOS và PFOA trong nước khoáng phải giống với giới hạn trong nước máy và điều này phải được đưa vào các tiêu chuẩn quy định đối với nước uống.
Mặt khác, cơ quan này cũng cho biết thêm, việc xây dựng thêm quy định trong tiêu chuẩn mới này hầu như không làm thay đổi dây chuyền sản xuất nước khoáng đóng chai, vì hầu hết, sau khi khảo sát tại các nhà máy, cho thấy, họ đều tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn sản phẩm.
Một cuộc khảo sát do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW), Cục Vệ sinh Dược phẩm và Thực phẩm và CAA tiến hành chung từ năm 2021 đến năm 2022 cho thấy gần 100% trong số 260 mẫu nước khoáng được khảo sát có hàm lượng PFOS và PFOA thấp hơn nhiều so với giới hạn 50ng/L và hầu hết thậm chí còn thấp hơn giới hạn định lượng thấp hơn (2,5ng/L).
CAA đã tuyên bố rằng tiêu chuẩn này dự kiến sẽ được vào năm 2025, trong quá trình xây dựng người dân và các cơ quan liên quan có thể đưa ra các ý kiến đóng góp chung.
Một điểm cần lưu ý trong tiêu chuẩn này là nước trước khi đóng chai cần đảm bảo được kiểm tra, có có kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn kỵ khí và phải được đậy kín. Đồng thời, toàn bộ dây chuyền sản xuất cần đảm bảo an toàn vệ sinh.
Mặt khác, các tiêu chuẩn mới được đề xuất sẽ không áp dụng cho các loại nước khoáng thiên nhiên chưa trải qua quá trình khử trùng hoặc khử khuẩn. Bởi hầu hết các loại nước khoàng thô tự nhiên hoặc lấy trực tiếp từ các tầng chứa nước ngầm bằng cách khoan, vì vậy chưa thể kiểm chứng được nguồn nước này có được đảm bảo, không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh hoặc chất gây ô nhiễm do con người tạo ra hay không.