TCVN 14287: 2024 về phương pháp xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng
24/04/2025
14 Lượt xem
Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển của Trái đất góp phần vào hiện tượng nóng lên toàn cầu. Carbon dioxide (CO2) là một trong những khí nhà kính chính và hiện chiếm khoảng 60% - 80% hiệu ứng nhà kính do con người gây ra.
Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng mạnh trong thời kỳ tiền công nghiệp do khí thải liên quan đến nạn phá rừng và sau đó là cuộc cách mạng công nghiệp với khí thải liên quan đến nhiên liệu hóa thạch (chủ yếu là than, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên). Nồng độ này đã tăng theo các năm và hiện tại, nó đang tăng khoảng 2,4 ppm mỗi năm.
Theo đó rừng đại diện cho một nguồn dự trữ carbon khổng lồ thông qua sinh khối carbon đất, gỗ chết, thảm mục. Các mô hình vườn rừng phát triển tối đa cho thấy khả năng lưu trữ một lượng carbon đáng kể. Điều này được diễn ra là nhờ tốc độ trao đổi chất và quang hợp tăng giúp thực vật hấp thụ nhiều carbon hơn.
Việc ước lượng trữ lượng carbon của rừng là một lĩnh vực quan trọng, nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Sử dụng các phương pháp bền vững và có đạo đức giúp đảm bảo rằng việc ước lượng trữ lượng carbon không gây hại cho môi trường và cộng đồng địa phương.
Việc xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa
Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14287: 2024 về phương pháp xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, có 2 phương pháp để xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng. Thông tin chung và điều kiện áp dụng của từng phương pháp xác định được quy định. Các loài cây hoặc trạng thái rừng đã có phương trình tương quan giữa sinh khối hoặc trữ lượng carbon với các nhân tố điều tra lâm phần. Các phương trình này có độ tin cậy, độ chính xác cao; khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi áp dụng của phương trình hoặc khu vực có điều kiện tương đồng.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích trữ lượng carbon tích lũy đối với cây gỗ sống (trong thân, cành, lá trên mặt đất và trong gốc, rễ dưới mặt đất. Theo đó cây tiêu chuẩn được chặt hạ sát gốc, sau đó đo đường kính ở các vị trí cố định (thường là đường kính gốc, đường kính ở vị trí 1,3m và mọi vị trí 1/5 của chiều cao vút ngọn) để làm cơ sở tính chính xác thể tích thân cây.
Tiếp theo, cây chặt hạ được phân thành các bộ phận thân, cành, lá và cân tươi tại hiện trường. Sau khi cân sinh khối tươi, các bộ phận thân (có vỏ hoặc không có vỏ), cành, lá và rễ được lấy mẫu với một khối lượng nhất định (mỗi bộ phận lấy tối thiểu 100g) để xác định sinh khối khô thông qua sấy đến khối lượng không đổi và để phân tích hàm lượng carbon. Ngoài ra cũng cần phân tích thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh, thảm mục và vật rơi rụng, gỗ chết, gốc chặt.
Xác định sinh khối cây gỗ nên lựa chọn cây tiêu chuẩn trung bình theo từng cỡ kính. Trong mỗi ô tiêu chuẩn chọn tối thiểu 03 cây tiêu chuẩn có đường kính bình quân đại diện cho từng cỡ kính. Đo đếm sinh khối cây tiêu chuẩn theo một trong hai phương pháp đó là chặt hạ và tiến hành cân các bộ phận tại hiện trường. Sau khi cân sinh khối tươi, các bộ phận thân (có vỏ hoặc không có vỏ), cành, lá và rễ được lấy mẫu với một khối lượng nhất định (mỗi bộ phận lấy tối thiểu 100g) để xác định sinh khối khô thông qua sấy đến khối lượng không đổi và để phân tích hàm lượng carbon.
Tiếp đến là đo đếm thể tích từng bộ phận (thân, cành, lá). Sau đó, mỗi bộ phận được lấy 0,5kg mẫu và phân tích khối lượng riêng. Sinh khối của từng bộ phận được xác định thông qua thể tích và khối lượng riêng của bộ phận đó.
Về xác định sinh khối thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh nên chặt thu gom toàn bộ thảm tươi, cây bụi phân thành 2 bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất (đào toàn bộ rễ cây bụi thảm tươi và loại sạch đất) sau đó cân trọng lượng tươi. Lấy mẫu mỗi loại 0,5kg và đem sấy khô ở 105°C tới khối lượng không đổi, sau đó cân để xác định sinh khối. Lấy mẫu sinh khối tươi với 1 mẫu/bộ phận (có 2 bộ phận).
Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn, việc xác định sinh khối thảm mục và vật rơi rụng thu gom toàn bộ vật rơi rụng (lá, hoa, quả,v.v...) và cân ngay tại hiện trường. Sau đó, trộn đều vật rơi rụng và lấy mỗi ô dạng bản thứ cấp 1 mẫu 0,5kg sấy ở 105°C đến khối lượng không đổi để xác định sinh khối khô.
Xác định sinh khối cây gỗ chết, gốc chặt nên thu gom và cân sinh khối tươi của cây gỗ chết, ngã đổ, cành nhánh và gốc chặt. Lấy mẫu xác định sinh khối tươi/khô Xác định trữ lượng carbon cần sử dụng hệ số carbon mặc định để tính trữ lượng carbon trong từng bể chứa carbon trên 1 ha rừng, hệ số quy đổi này là 0,47 so với sinh khối.