Trung Quốc lần đầu tiên ban hành tiêu chuẩn quốc gia về rừng ngập mặn
08/04/2025
19 Lượt xem
Viện Hải dương học Biển Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc mới đây đã công bố tiêu chuẩn quốc gia về rừng ngập mặn, nhằm phục hồi khu vực sinh thái rừng đang đứng trước nhiểu nguy cơ cũng như giải quyết tình trạng thiếu các quy trình chuẩn hóa để đánh giá và phục hồi rừng ngập mặn một cách chính xác.
Tiêu chuẩn này cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa việc bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn ở Trung Quốc.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn nằm ở nút giao giữa đất liền và vùng biển tại các vùng triều ngập nước biển theo chu kỳ, là hệ sinh thái ven biển độc đáo có giá trị sinh thái, xã hội và kinh tế cao. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nghề đánh bắt cá xa bờ, thanh lọc môi trường và giảm thiểu phát thải carbon.
Tuy nhiên, ngày nay hệ sinh thái này đang gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu toàn cầu và hoạt động khia thác môi trường của con người gây ra, chẳng hạn như mực nước biển dâng cao, nhiệt độ bất thường và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đã dẫn đến những thay đổi đáng kể về môi trường, đe dọa các hệ sinh thái này.
Hình ảnh rừng ngập mặn ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc
Theo báo cáo của Liên minh rừng ngập mặn toàn cầu, thuộc tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc, tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới hiện nay ở mức khoảng 14,7 triệu ha, giảm 2,3 triệu ha so với 17 triệu ha. Đáng chú ý, 50 phần trăm diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đang có nguy cơ bị phá hủy.
Do vậy, việc đẩy nhanh quá trình phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn đang có nguy cơ bị đeo dọa trở thành ưu tiên cấp bách đối với khoa học biển quốc tế nói chung và Trung Quốc nói riêng, và việc bào tồn khu vực sinh thái rừng ngập mặn sẽ trở thành mục tiêu nghiên cứu chính của nghiên cứu biển toàn cầu trong thời gian tới.
Được biết, Trung Quốc có 27.100 ha rừng ngập mặn, để bảo vệ tốt hơn hệ sinh thái này, chính phủ Trung Quốc đã triển khai Kế hoạch hành động bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn (2020-2025) vào năm 2020, với mục tiêu mở rộng diện tích rừng ngập mặn của đất nước lên 36.000 ha vào năm 2025, qua đó hỗ trợ thúc đẩy chiến lược "carbon kép" quốc gia. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, việc bảo tồn chưa có một kỹ thuật nào được chuẩn hóa kể cả trong nước cũng như quốc tế. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn dành riêng cho khu vực sinh thái này được xem là tín hiệu tốt từ Trung Quốc nhằm bảo tồn khu vực này.
Tiêu chuẩn mới thiết lập các nguyên tắc và quy trình kỹ thuật để phục hồi sinh thái chính xác các khu rừng ngập mặn ở nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm lựa chọn loài, sàng lọc, cũng như xây dựng cấu hình cộng đồng vi khuẩn. Trong bản tiêu chuẩn cũng cung cấp các phương pháp để đánh giá hiệu quả của việc phục hồi rừng ngập mặn.
Các thông số kỹ thuật được đề xuất trong tiêu chuẩn được thiết kế để thực tế, dễ triển khai và tuân thủ các luật và quy định quốc gia có liên quan.
Bằng cách lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực này, các tiêu chuẩn đảm bảo rằng các nỗ lực phục hồi và đánh giá rừng ngập mặn được hướng dẫn bởi các tiêu chí rõ ràng, tăng cường sức khỏe sinh thái và chức năng của rừng ngập mặn, đồng thời thúc đẩy phát triển các hoạt động phục hồi và đánh giá chính xác.