Các đập thủy điện trên thế giới có thể gây tuyệt chủng các loài
03/08/2016
152 Lượt xem
Một nghiên cứu mới của Đại học Stirling đã nghiên cứu ra mô hình tuyệt chủng các loài vẫn còn tồn tại trên các đảo ở nhiều hồ chứa thủy điện trên thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những đảo ở lòng hồ được tạo ra từ các con đập lớn trên thế giới không duy trì được số lượng động, thực vật như đã tìm thấy trước khi ngập nước.
Mặc dù được coi là khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài khỏi tình trạng săn bắn và chặt phá rừng, các đảo đã chịu tổn thất về loài sau khi xây dựng đập, một mô hình hay còn được gọi là “món nợ tuyệt chủng”. Nghiên cứu nhấn mạnh đến việc đánh giá tác động môi trường ở các đập mới được đề xuất đang bị bỏ qua.
TS. Isabel Jones, nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Stirling cho biết, họ đã phát hiện ra số lượng các loài đang bị giảm ở mức nghiêm trọng theo thời gian, chủ yếu ở các đảo trong lòng hồ. Trung bình, các đảo có gần 35% số loài so với những vị trí đất gần đó, tuy nhiên một quần thể chim ở Nam Mỹ bị mất 87% số loài sống ở trên các đảo ở lòng hồ. Những hồ ngập nước gây thiệt hại trực tiếp đến môi trường sống của các loài, tuy nhiên hiện nay cũng có chi phí đáng kể trả cho thiệt hại sinh học trong tương lai hay còn gọi là 'món nợ tuyệt chủng'.
Vị trí hồ, kích thước đảo hay loài nào có mặt, loài nào biến mất đang là vấn đề, nhiều đập hiện nay vẫn đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Các chuyên gia bảo tồn đã nghiên cứu về sự thay đổi mức độ phong phú của các loài như chim, động vật có vú, động vật lưỡng cư, bò sát, động vật không xương và thực vật trên hơn 200 hòn đảo được tạo ra bởi các đập lớn, bao gồm cả hồ Balbina của Brazil và Hồ Thousand Island của Trung Quốc.
Sự biến mất các loài được điều tra trong khoảng thời gian từ gần một năm đến hơn 90 năm kể từ khi các đảo được tạo ra do hồ chứa được bơm đầy. Với hơn 50.000 đập lớn hoạt động trên toàn cầu, bao gồm cả ở vùng có đa dạng sinh học cao như lưu vực sông Amazon, và nhiều đập nằm trong kế hoạch tương lai nhằm giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, các nhà nghiên cứu tin rằng, cần nghiên cứu thêm để giải thích cho tình trạng mất mát các loài trên đảo ở lòng hồ trong một thời gian dài.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Carlos Peres của Đại học East Anglia cho biết thêm, thực tế hiện nay để giảm thiểu các tác động bất lợi của các đập thủy điện lớn gồm cả dự trữ ở rừng nhiệt đới, tuy nhiên, đây là ảo vọng nếu các sinh vật trên mặt đất còn lại bị mắc kẹt trên các đảo nhỏ - điều này cần phải được tính đến trong những phát triển hạ tầng cơ sở mới. Vì vậy, việc cấp phép môi trường nên kèm theo đánh giá khả năng bị mất các loài để so sánh giá trị thu được từ điện với đa dạng sinh học.