Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cháy rừng trong các hang động
03/08/2016
140 Lượt xem
Các nhà nghiên cứu ở Úc và Anh đã phát hiện ra rằng nhũ đá có thể giúp theo dõi cháy rừng đốt cháy trên các hang động, cung cấp những manh mối về khí hậu trong quá khứ.
Tiến sĩ Pauline Treble, nhà nghiên cứu của Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Úc (ANSTO) và Đại học New South Wales, Sydney, đã nghiên cứu ĐộngYonderup ở gần Perth, Miền tây nước Úc, như một kho lưu trữ về khí hậu trong quá khứ. Muốn tìm hiểu xem liệu hệ thống hang động nông này ở phía tây nam nước Úc có phải là một địa điểm tốt để tiết lộ những thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ không, Treble chuyên nghiên cứu về việc xây dựng các hồ sơ tư liệu cổ khí hậu trên cạn dựa vào thạch nhũ và hồ sơ măng đá cho các khu vực phía Nam nước Úc.
Hóa học về nước nhỏ giọt và làm thế nào nó thay đổi theo thời gian, là khác nhau ở Anh và ở Úc. Treble cho biết: "Chúng tôi theo dõi hai nhỏ giọt trong hang Yonderup và mong đợi các dữ liệu có thể đóng góp cho nghiên cứu khí hậu. Nhưng kết quả thật đáng ngạc nhiên khi xem xét liệu các vụ cháy rừng dữ dội đã xảy”.
Gurinder Nagra, nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales, Australia, nói thêm: "Điều này không chỉ mở ra một lộ trình mới cho cộng đồng cứu hỏa, mà nó có thể là chìa khóa cho sự hiểu biết của chúng ta về lửa và khí hậu trong quá khứ, và cách nó ảnh hưởng đến thế giới đang nóng lên của chúng ta”.
Nhũ đá lưu giữ thông tin về môi trường từ nước trong các lớp của chúng. Bằng cách phân tích thành phần hóa học của các lớp này, Treble đã có thể quan sát lượng mưa và nhiệt độ thay đổi trên mặt đất như nước chảy vào trong hang động. Do cách măng đá và nhũ đá phát triển, các lớp ở giữa của các cấu trúc này lưu giữ thông tin cũ, trong khi các lớp gần bề mặt hơn lư giữ các manh mối với quá khứ gần đây.
N.T.H (NASATI), Theo Pan European Networks, 21/7/2016