Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống công khai minh bạch cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải
13/05/2025
3 Lượt xem
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Nếu không có các hành động ứng phó kịp thời, biến đổi khí hậu sẽ là một trong những hiểm họa nghiêm trọng nhất đối với nhân loại. Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang chủ động phát huy nội lực, kêu gọi hỗ trợ quốc tế để tiến hành các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững; đồng thời tích cực cùng cộng đồng thế giới phấn đấu thực hiện được mục tiêu cuối cùng của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2°C vào cuối thế kỷ này.
Qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, có thể thấy công khai, minh bạch đóng vai trò là yếu tố then chốt, là sự sống còn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công tác quản lý chất thải. Việc công khai, minh bạch các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong quản lý chất thải giúp phòng ngừa và phát hiện các hiện tượng biến đổi khí hậu.
Với vai trò như vậy, vấn đề công khai minh bạch đã được đề cao trong những năm gần đây, cụ thể trong các diễn đàn, thỏa thuận của khuôn khổ UNFCCC, trong các định hướng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước. Để đạt được các mục tiêu chung của UNFCCC, triển khai các điều khoản của Thỏa thuận Paris, có nhiều nghiên cứu về công khai và minh bạch đã được thực hiện trên thế giới, cụ thể là áp dụng các công cụ MRV cho các hoạt động giảm nhẹ và hỗ trợ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, giúp các thông tin, số liệu đáng tin cậy hơn, hiện thời hơn,... Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng công nghệ sẽ giúp cho việc đánh giá và báo cáo trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, việc sử dụng phần mềm tiên tiến có thể cải thiện quá trình đánh giá và báo cáo một cách hiệu quả và thân thiện với người dùng.
Ở Việt Nam bước đầu đã có một số chương trình sáng kiến minh bạch để tìm kiếm, triển khai, nhân rộng giúp các hoạt động trở nên minh bạch hơn, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính, hành chính công. Đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong quản lý chất thải hiện có rất ít các nghiên cứu đề xuất xây dựng được một hệ thống MRV toàn diện. Các nghiên cứu và nội dung trao đổi trong các chương trình hỗ 2 trợ, sáng kiến mới chỉ tập trung cho việc xây dựng được một hệ thống MRV cho giảm nhẹ và hỗ trợ giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho quốc gia và quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Lệ Hằng cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HN thực hiện “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống công khai minh bạch cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong quản lý chất thải” với mục tiêu xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá mức độ công khai, minh bạch các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong quản lý chất thải.
Qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, có thể thấy công khai, minh bạch đóng vai trò là yếu tố then chốt, là sự sống còn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công tác ứng phó và hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Công khai minh bạch đã được đề cao trong những năm gần đây, cụ thể trong các diễn đàn, thỏa thuận của khuôn khổ UNFCCC, trong các định hướng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước. Để đạt được các mục tiêu chung của UNFCCC, triển khai các điều khoản của Thỏa thuận Paris, có nhiều nghiên cứu về công khai và minh bạch đã được thực hiện trên thế giới, cụ thể là áp dụng các công cụ MRV cho các hoạt động giảm nhẹ và hỗ trợ giảm nhẹ phát thải KNK, giúp các thông tin, số liệu đáng tin cậy hơn, hiện thời hơn,... Ở Việt Nam bước đầu đã có một số chương trình sáng kiến minh bạch để tìm kiếm, triển khai, nhân rộng giúp các hoạt động trở nên minh bạch hơn, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính, hành chính công. Đối với các hoạt động về ứng phó và hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu hiện có rất ít các nghiên cứu đề xuất xây dựng được một hệ thống toàn diện. Các nghiên cứu và nội dung trao đổi trong các chương trình hỗ trợ, sáng kiến mới chỉ tập trung cho việc xây dựng được một hệ thống MRV cho giảm nhẹ và hỗ trợ giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho quốc gia và quốc tế.
Đề tài đã ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để hoàn thành mục tiêu và các nội dung nghiên cứu, cụ thể như:
- Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu trong nước và trên thế giới, phương pháp chuyên gia và phương pháp Delphi để xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ công khai, minh bạch các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải. Bộ tiêu chí gồm 06 nhóm tiêu chuẩn và 29 tiêu chí thuộc các nhóm trên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng ở việc đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá mức độ công khai, minh bạch các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý chất thải. Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí thực hiện nên đề tài chưa tiến triển khai thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí để đánh giá mức độ công khai minh bạch các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý chất thải.
- Đề tài đã sử dụng phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu kết hợp với phương pháp tính toán phát thải KNK theo mô hình IPCC để tính toán phát thải KNK 25 cấp FOD 2 cho công nghệ chôn lấp chất thải thông thường tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và khu xử lý chất thải Xuân Sơn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã ước lượng được tải lượng khí mê tan theo thời gian. Ngoài ra, so sánh công nghệ chôn lấp rác thải thông thường (bãi chôn lấp Nam Sơn) và chôn lấp bán hiếu khí (bãi chôn lấp Xuân Sơn) cho thấy sử dụng công nghệ bán hiếu khí của Fukuoka - Nhật Bản giảm đáng kể lượng khí mê tan, đồng thời nước rỉ rác được xử lý và làm sạch thông qua việc tuần hoàn nước rác trong bãi chôn lấp.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số vấn đề về phát thải KNK từ quản lý chất rắn như sau: công tác xử lý chất thải rắn của thành phố Hà Nội nói riêng và của các đô thị Việt Nam nói chung hiện nay chủ yếu dựa vào chôn lấp. Việc chôn lấp đến 90% lượng chất thải rắn sinh hoạt làm lượng khí nhà kính phát thải từ hợp phần này của Việt Nam rất lớn. Lượng khí nhà kính phát thải từ các bãi chôn lấp của thành phố lên đến 2,45 triệu tấn CO2tđ chiếm 99,2% tổng lượng khí nhà kính phát thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20787/2022) tại CụcThông tin, Thống kê.