Nghiên cứu phát hiện các loài rắn biển có các giác quan đặc biệt để sống dưới nước
03/08/2016
195 Lượt xem
Quá trình dịch chuyển từ sống trên cạn xuống sống dưới biển đã dẫn đến sự tiến hóa một giác quan mới cho các loài rắn biển, một nhóm nghiên cứu tại đại học Adelaide cho biết.
Nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi các chuyên gia nghiên cứu trường Đại học Khoa học Sinh học, đã tiến hành nghiên cứu các cấu trúc nhỏ li ti nằm trên bề mặt các vảy phần đầu của rắn biển có tên là vảy vi giác quan (scale sensilla). Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Open Biology.
“Trên bề mặt các vảy ở phần đầu của những con rắn sống trên mặt đất và nhiều loài thằn lằn có cấu trúc nhỏ nổi li ti trên bề mặt vẩy-được gọi là các vảy vi giác quan-mà chúng dùng để cảm nhận các đối tượng khi tiếp xúc trực tiếp”, tác giả đứng đầu nghiên cứu, Jenna Crowe-Riddell, nghiên cứu sinh tại Đại học Adelaide, cho biết.
Chúng tôi phát hiện ra rằng vảy vi giác quan của các loài rắn biển có dạng vòm nhiều hơn so với các vi giác quan của các loài rắn sống ở mặt đất và các cơ quan lồi lên nhiều hơn so với vẩy của các loài động vật. Điều này giúp cho chúng có nhiều khả năng có thể cảm nhận các dao động từ các hướng. Chúng tôi cũng phát hiện thấy tỷ lệ các vảy vi giác quan này ở một số loài rắn sống hoàn toàn dưới nước là cao hơn rất nhiều.
“Chúng tôi tin rằng những con rắn biển đã sử dụng các cơ quan này để cảm giác các đối tượng ở một khoảng cách bằng cách “cảm giác” các dao động trong nước”. Cảm giác thủy động học này không phải là một sự lựa chọn đối với các loài động vật sống trên mặt đất.
Loài rắn biển đã tiến hóa từ loài rắn sống trên mặt đất, sang sống ở môi trường biển ở khoảng giữa 9 và 20 triệu năm trước. Chúng dành phần lớn cuộc sống của chúng ở biển: săn cá, bơi và lặn bằng cách sử dụng một cái đuôi hình mái chèo, và bơi lên bề mặt nước để hít không khí.
“Mỗi cử động của vây hay chân chèo sẽ tạo ra các dao động dưới nước, giống như khi bạn ném một hòn đá vào một cái ao và các gợn sóng xung quanh sẽ lan tỏa đến mọi góc của ao”, Bà Crowe-Riddell cho biết.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại họcWitwatersrand (Nam Phi) và Đại học Western (Úc) đã tìm thấy 19 loài rắn, bao gồm loài sống hoàn toàn dưới nước, và loài sống một nửa trên cạn và loài sống trên mặt đất, và đã đo được mật độ bao phủ của vi cảm giác bên trên các vẩy đơn trên đầu của chúng. Họ đã sử dụng trình tự ADN để thiết lập lại các mối quan hệ tiến hóa giữa các loài rắn; và đã sử dụng tạo ảnh hiển vi và phần mềm được phát triển đặc biệt để tự động phát hiện các cơ quan nhỏ từ phôi silicon của phần đầu rắn. Họ cũng kiểm tra hình dạng của vi giác quan bằng sử dụng kính hiển vi quét điện tử.
Theo Tiến sỹ Kate Sanders cho biết: việc họ cần làm là nghiên cứu chức năng sinh lý của những vảy vi giác quan này và giải thích chính xác cái gì chúng có thể cảm giác được. Nếu chúng là các cơ quan cảm giác xúc giác thủy động lực học như chúng tôi nghi ngờ.
Bằng việc so sánh chúng với vẩy vi giác quan của các loài rắn sống trên mặt đất liên quan mật thiết, chúng ta có thể bắt đầu hiểu được rõ cách thức tiến hóa đã làm biến đổi những cơ quan này từ các giác quan tiếp xúc trực tiếp (direct-touch) đến bộ máy giác quan sự chuyển động khoảng cách mà chúng hoạt động dưới nước.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc có thể cảm giác được các dao động dưới nước có nghĩa là các tác động tiềm tàng lên các quần thể rắn biển xuất phát từ các hoạt động gây nhiễu loạn của con người chẳng hạn như các loại tàu thuyền động cơ và các cuộc khảo sát địa chấn.
P.T.T (NASATI), Theo https://www.sciencedaily.com/releases/2016/06/160608104250.htm, 08/06/2016)