Một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra một ‘nguyên tử nhân tạo' bằng cách sử dụng graphene, mở ra các khả năng tính toán lượng tử.
Kể từ khi các GS vật lý Andre Geim và Kostya Novoselov lần đầu tiên khám phá ra graphene tại Đại học Manchester (Anh) vào năm 2001, một tấm than chì dày một nguyên tử đã tạo ra sự phấn khích ở các nhà khoa học với nhiều ứng dụng của nó trong công nghệ tiên tiến.
Không chỉ graphene phục vụ các ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực điện tử và máy tính, nhà nghiên cứu dự án TS Joachim Burgdörfer từ Đại học Công nghệ Vienna (Áo) nói rằng “Nguyên tử nhân tạo mở ra các khả năng thú vị mới, bởi vì chúng ta có thể trực tiếp điều chỉnh các thuộc tính của chúng”.
Ông cho biết thêm: “Khi các chấm lượng tử như vậy được tạo ra trên graphene, với lớp đơn của các nguyên tử carbon, nó cho phép các khả năng thú vị hơn”.
Phương pháp làm việc của nhóm sử dụng một điện trường để bẫy electron và một từ trường để buộc chúng vào các quỹ đạo tròn nhỏ. Phương pháp này khắc phục được những vấn đề nảy sinh do thiếu các cạnh nhẵn trên bất kỳ mảnh graphene nào.
Các nhà khoa học thuộc dự án đến từ Đại học Aachen RWTH (Đức) và Đại học Manchester.
Các nguyên tử nhân tạo mới có thể tạo ra khả năng cho nhiều thí nghiệm công nghệ lượng tử, theo Burgdörfer: “Bốn trạng thái electron cục bộ với cùng năng lượng cho phép chuyển đổi giữa các trạng thái lượng tử khác nhau để lưu trữ thông tin”.
Ngoài ra, phương pháp mới có lợi thế là khả năng mở rộng, nó nên có thể phù hợp với nhiều nguyên tử nhân tạo trên một con chip nhỏ để sử dụng chúng cho các ứng dụng thông tin lượng tử.