Phổ biến kiến thức về chứng nhận theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2025/BKHCN
06/04/2025
7 Lượt xem
Tham dự có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCL Quốc gia, cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Ủy ban theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chia sẻ về chứng nhận theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2025/BKHCN về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự tại buổi trao đổi, đại diện Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) cho biết, tại quy trình đánh giá chứng nhận sản phẩm, phụ lục C quy định: Tổ chức chứng nhận phải xây dựng quy trình chứng nhận theo yêu cầu, hướng dẫn của các văn bản sau: Thông tư 28/2012/TT-BKHCN; Thông tư 02/2017/TT-BKHCN; Thông tư 06/2020/TT-BKHCNTCVN; ISO IEC 17067 – Hướng dẫn về chương trình chứng nhận sản phẩm; TCVN ISO IEC 17026 – Ví dụ về chương trình chứng nhận sản phẩm hữu hình (thay thế cho Guide 28 và Guide 53); TCVN ISO IEC 19011 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý.
Về nội dung kết quả thử nghiệm, kết quả thử nghiệm điển hình phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau: Đầy đủ các nội dung thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này; Các ảnh màu chụp bên ngoài, bên trong và nhãn của sản phẩm. Ảnh chụp phải thể hiện được hình dạng, kết cấu, phân bổ linh kiện và chi tiết của các linh kiện, bộ phận quan trọng đối với sự an toàn của sản phẩm; Danh mục các linh kiện chính thể hiện rõ tên linh kiện, ký mã hiệu, thông số kỹ thuật, dấu chứng nhận in trên linh kiện và số giấy chứng nhận phù hợp đã cấp cho linh kiện này (nếu có); Mô tả các chi tiết khác biệt của các kiểu sản phẩm trong họ sản phẩm và phân tích lý do tại sao mẫu được chọn thử nghiệm là mẫu đại diện cho họ sản phẩm nếu thử nghiệm điển hình trên họ sản phẩm.
Về xem xét, chấp nhận kết quả thử nghiệm đã có, theo đại diện QUATEST 3 phải có thừa nhận CB Test Report, ASEAN MRA Test Report; Ký kết thỏa thuận thừa nhận với tổ chức nước ngoài đã được công nhận ISO/IEC 17025 bởi APAC hoặc ILAC; Sử dụng kết quả của tổ chức nước ngoài đã được công nhận ISO/IEC 17025 bởi APAC hoặc ILAC; Có thể chấp nhận các Test report theo các phiên bản tiêu chuẩn mới hơn so với các phiên bản tiêu chuẩn quy định trong Danh mục thiết bị điện; Các kết quả thử nghiệm điển hình được thừa nhận, sử dụng phải phù hợp với quy định tại Điều 3.7.2; Phải xem xét kết quả thử nghiệm điển hình để đảm bảo hình ảnh, kết cấu, linh kiện của sản phẩm được chứng nhận hoàn toàn phù hợp với hình ảnh, kết cấu, linh kiện của sản phẩm được mô tả trong kết quả thử nghiệm điển hình.
Ảnh minh họa.
Cũng theo đại diện QUATEST 3, các nội dung cần phải xem xét khi thừa nhận, sử dụng Test Report: Xem xét tính đầy đủ của Test Report , nội dung thử nghiệm, sự phù hợp của các thông tin về sản phẩm, thông số kỹ thuật, hình ảnh… Không có các chi tiết có dấu hiệu tẩy xóa, sửa đổi…; Xác thực Test Report qua Website của IECEE, chữ ký số, mã QR trên Test Report, công cụ trên website của tổ chức thử nghiệm, email xác nhận của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận…; Đôi khi kiểu/loại sản phẩm thể hiện trên test report không đúng với kiểu/loại của sản phẩm đăng ký chứng nhận. Cần xác nhận của bên yêu cầu là model chứng nhận tương đương với model nào trên Test Report; So sánh hình ảnh, linh kiện thể hiện trên Test Report với kết cấu, linh kiện thực tế của sản phẩm chứng nhận phải trùng khớp; Tra cứu giấy công nhận ISO/IEC 17025, chuẩn bị tài liệu cho tổ chức thử nghiệm hoặc Giấy chỉ định của ASEAN MRA. Tổ chức công nhận phải là thành viên của APAC hoặc ILAC, phạm vi công nhận, chỉ định phải bao gồm các nội dung thử nghiệm.
Đánh giá nhà sản xuất dựa trên ISO/IEC TR 17026:2015 (TCVN ISO/IEC TR 17026:2016); ISO/IEC 17067 và ISO/IEC TR 17026. Về nội dung đánh giá tại nơi sản xuất: Xác định các thông tin được cung cấp trong hồ sơ xin chứng nhận là chính xác; Đánh giá quá trình sản xuất; Đánh giá các thành phần của hệ thống quản lý quan trọng đối với sự phù hợp của sản phẩm; Lấy mẫu tại nơi sản xuất để thử nghiệm (nếu chưa có đầy đủ bằng chứng về thử nghiệm ban đầu)
Đánh giá quá trình sản xuất để chứng minh: Nhà sản xuất có đủ phương tiện, thiết bị, con người để sản xuất sản phẩm phù hợp với các chuẩn mực chứng nhận.
Nhà sản xuất có đủ khả năng và năng lực để giám sát, đo lường, thử nghiệm trong và sau quá trình sản xuất để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm: Việc lấy mẫu và thử nghiệm của nhà sản xuất phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực chứng nhận và ISO 17025; Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất của nhà sản xuất phù hợp với yêu cầu chứng nhận; Khả năng của nhà sản xuất trong việc xác định, cách ly và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm không phù hợp.
Đánh giá hệ thống quản lý: Trường hợp nhà sản xuất đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc đã tham gia các chương trình đánh giá đồng đẳng tương đương thì cân nhắc giảm thời gian đánh giá, giảm các hạng mục đánh giá hoặc bỏ qua đánh giá đối với hệ thống quản lý.
Nếu cần đánh giá hệ thống quản lý thì các nội dung sau cần được xem xét: Các thủ tục liên quan đến quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, nguồn lực sản xuất và năng lực nhân sự có ảnh hưởng đến sự phù hợp của sản phẩm; Kiểm soát tài liệu và hồ sơ liên quan đến quá trình sản xuất và sự phù hợp của sản phẩm; Các chứng nhận hệ thống quản lý đã có và các báo cáo đánh giá liên quan; Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo; Xem xét việc nhận dạng, ghi nhãn, quảng bá về sự phù hợp của sản phẩm có phù hợp với các cam kết, thỏa thuận đã ký với tổ chức chứng nhận.