Thông báo
  • 13/03/2024 - Thông điệp Ngày Đo lường Thế giới: Đo lường hôm nay vì ngày mai bền vững
  • 30/05/2020 - Download mẫu đơn đăng ký thành viên
  • 30/05/2020 - Hướng dẫn sử dụng trên sàn bavutex.vn
  • Xem tất cả
Hướng dẫn
Hỗ trợ
    • Hỗ trợ khách hàng (8h - 21h hàng ngày)
    • Hỗ trợ chung: (84-254)3737 898
    • Fax: (84-254)3737 898
    • Email : bavutex@gmail.com
    • Bavutex.vn không bán hàng trực tiếp. Quý khách mua hàng vui lòng click vào sản phẩm, xem thông tin và liên hệ với nhà cung
Đăng ký
Đăng nhập
Giỏ hàng (0)
Bavutex
    • Trang chủ
    • Chào bán
    • Tìm mua
    • Nhà cung cấp
    • Tin công nghệ
    • Sự kiện
    • An ninh - Bảo vệ
      • Camera
      • Cháy nổ
      • Đảm bảo an toàn
      • Phần mềm an toàn- an ninh
      • Dịch vụ an ninh- bảo vệ
    • Hoạt động dịch vụ Phòng chống thiên tai
    • Dịch vụ An toàn bức xạ hạt nhân
    • Công nghệ Sinh học- Thực phẩm
    • Cao su- Nhựa- Hóa chất- Gốm
      • Gốm- Cao su
      • Nhựa
      • Hóa chất ngành nông nghiệp
      • Hóa dược
      • Hóa chất công nghiệp
      • Phụ gia thực phẩm
      • Hóa chất trong phòng thí nghiệm
      • Dịch vụ trong ngành
    • Sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo
    • Chế biến giấy, gỗ- In ấn và đóng gói
      • Máy chế biến giấy, gỗ
      • Vật liệu đóng gói và in ấn
      • Máy đóng gói và in ấn
      • Linh kiện máy đóng gói và in ấn
      • Dịch vụ đóng gói và in ấn
    • Cơ khí - Chế tạo máy
      • Máy cơ khí
      • Vòng bi, van, phụ kiện
      • Hệ thống truyền tải
      • Thủy lực, khí nén
      • Linh kiện chính xác
      • Dịch vụ trong ngành
      • Sản phẩm cơ khí
      • Phần mềm ngành cơ khí
    • Công nghệ thông tin
      • Phần mềm
      • Dịch vụ CNTT
      • Máy tính xách tay - Laptop
      • Máy tính để bàn - Desktop PC
      • Máy chủ - Server
      • Linh kiện và phụ kiện Máy tính
      • Thiết bị mạng
    • Tất cả lĩnh vực
  • Trang chủ
  • Chào bán
  • Tìm mua
  • Nhà cung cấp
  • Tin công nghệ
  • Sự kiện
  • Trang chủ/
  • Tin công nghệ/
  • Tin KHCN trong nước/
  • “Phù thủy” dùng rác thải cho… sản xuất sạch
Danh mục
  1. Tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu
  2. Sự kiện- Triển lãm
  3. Tin KHCN trong nước
  4. Tin KHCN nước ngoài
  5. Thông báo
  6. Tin tức Tiếng Anh
Quảng cáo
Petrol Việt Nam
Quảng cáo sản phẩm 2
“Phù thủy” dùng rác thải cho… sản xuất sạch

“Phù thủy” dùng rác thải cho… sản xuất sạch

  • 09/11/2017
  • 144 Lượt xem

Biến rác thành sản phẩm phục vụ sản xuất sạch, bền vững là điều PGS-TS Tăng Thị Chính theo đuổi trong hơn 20 năm nghiên cứu về môi trường. Với chế phẩm vi sinh vật do bà nghiên cứu, rác được xử lý trở thành mùn hữu cơ dùng để sản xuất phân bón hữu cơ, gạch không nung.

Một “kẻ sỹ” độc hành

Ấn tượng của tôi về người phụ nữ nhỏ nhắn có ánh mắt cương nghị này là sự thẳng thắn khi đưa ra ý kiến tại các cuộc họp, hội thảo về môi trường, với lập luận vô cùng sắc sảo. Ở tuổi 57, Phó Giáo sư - tiến sỹ (PGS-TS) Tăng Thị Chính vẫn thường xuyên tham gia các chuyến công tác dài ngày.

Nhanh nhẹn rót nước mời khách, bà khoe: “Tôi vừa đi thực tế ở nhà máy sản xuất, chế biến phân hữu cơ từ rác thải ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh và có thể tự tin khẳng định rằng nó không còn mùi hôi như nhiều nhà máy khác. Mùn hữu cơ thu được sau quá trình xử lý cũng được chế biến thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp, hoặc sản xuất gạch không nung”.

Nghe TS Chính say chuyện khi nói về chủ đề tâm huyết - xử lý rác, khó hình dung bà từng học ngành công nghiệp thực phẩm tại Bungary, chuyên ngành công nghệ vi sinh (chủ yếu nghiên cứu sản xuất rượu, bia, kháng sinh) và từng làm việc trong ngành chế biến thực phẩm trước khi rẽ sang nghiên cứu về môi trường.

“Nhiều người khuyên tôi không nên làm về rác thải vì đây là vấn đề khó và mênh mông; nhưng thời điểm đó Việt Nam chỉ có nghiên cứu biogas trong chăn nuôi, còn vấn đề xử lý rác chưa được quan tâm, chủ yếu là chôn lấp. Tôi nghĩ cứ như vậy thì rác sẽ ngày một nhiều, nếu không tìm cách giải quyết sẽ rất nguy hại cho tương lai” - TS Chính chia sẻ.
 


 
Phó Giáo sư - tiến sỹ Tăng Thị Chính tại phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học. Ảnh: Phượng Hằng
 
Về cơ duyên chọn vi sinh làm hướng đi trong xử lý ô nhiễm, bà kể: “Năm 1997, tôi đến Nhà máy chế biến phế thải đô thị Hà Nội, thấy họ xử lý rác bằng phương pháp tự nhiên, 3 tháng mới được một mẻ, mùi thì rất nặng. Mùa đông, các bể bốc khói, tôi phải trèo lên để quan sát, thấy nhiệt độ rất cao nên nghĩ có thể sử dụng các vi sinh vật chủng ưa nhiệt”.

Hồi đó tài liệu về xử lý rác còn hiếm, Internet chưa phát triển, TS Chính phải nhờ người quen đi nước ngoài tìm hộ các bài báo có liên quan, rồi ngày ngày tra cứu tài liệu ở Thư viện Khoa học kỹ thuật, tra cả các bài trích dẫn có rất ít thông tin. “Quả thật lúc đó tôi nghĩ mình như kẻ sỹ độc hành” - bà cười.

Đầu năm 2000, chế phẩm biomix 1 của bà được thử nghiệm ở Nhà máy rác Cầu Diễn, giúp rút ngắn thời gian ủ yếm khí từ 45 ngày xuống còn 25 ngày, giảm năng lượng tiêu thụ và đặc biệt không còn mùi hôi. Hiện chế phẩm đã được áp dụng ở Việt Trì và Thái Bình.

Ăn, ngủ cùng nông dân

Ngoài xử lý chất thải công nghiệp, TS Chính còn ứng dụng chế phẩm vi sinh vào xử lý rơm rạ và các chất thải hữu cơ khác như thân lá các loại rau, dưa, phân gia súc, gia cầm... để sản xuất phân bón.

Những ngày đầu tiên đưa chế phẩm sinh học vào xử lý tàn dư đồng ruộng cho 70ha đất thuộc 5 huyện của tỉnh Nam Định, TS Chính đã ăn, ngủ, làm cùng nông dân. “Nhiều nông dân hỏi tôi liệu có làm được không, tôi lập tức lội xuống ruộng thu gom phế phẩm lại một góc rồi cho chế phẩm vi sinh vào ủ. Như vậy để họ trực tiếp thấy cách mình làm, quy trình sẽ trở nên đơn giản, dễ hình dung hơn trong mắt họ” - TS Chính giải thích.
 

 
Phó Giáo sư - tiến sỹ Tăng Thị Chính thăm Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Ảnh: Hoàng Anh

 
Sự lăn xả và tận tâm của bà khiến họ tin tưởng và nhiệt tình hơn trong việc ứng dụng chế phẩm và nhận thấy quá trình phân hủy chất thải hữu cơ diễn ra rất tốt, thời gian ủ được rút ngắn, không sinh mùi hôi thối, lại tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ sạch. “Điều kiện thời tiết của Việt Nam về mùa hè rất thuận lợi cho quá trình phân hủy rơm rạ, khoảng 30-35 ngày là có thể rải xuống ruộng cấy được” - TS Chính cho biết.

Làm sao để ngày càng nhiều nông dân ứng dụng cách xử lý rác hữu cơ thân thiện với môi trường, đó là điều bà luôn trăn trở: “Vừa rồi tôi vào Đồng Nai để hướng dẫn cho một loạt vùng, trang trại về nông nghiệp để họ sử dụng chế phẩm vi sinh của mình trong xử lý rác thải nông nghiệp. Tôi chỉ mong sao bà con mình tiếp cận được, vì dùng hóa chất nhiều không phải là hướng đi đúng của một đất nước muốn phát triển bền vững”.
 
Đi nghỉ mát cũng lo chuyện rác
 
Mê việc, TS Chính rất “ky bo” về khoản thời gian dành cho việc hưởng thụ. Ngay cả các chuyến nghỉ mát cùng gia đình của bà cũng gắn với công việc. Bà kể: “Có lần cùng gia đình đi nghỉ mát ở Cửa Lò (Nghệ An), tôi muốn tranh thủ đến Vinh xem tình hình hoạt động của nhà máy rác. Chồng và con chiều ý, thế là cả nhà cùng đi. Đến cách nhà máy tầm 500m, ai nấy bắt đầu bịt mũi, kêu đau đầu. Khi về, con gái bảo lần sau nếu đến nhà máy rác thì mẹ đi một mình thôi nhé. Nhưng nhờ cùng trải nghiệm như vậy, chồng con cũng hiểu hơn công việc tôi đang làm”.
 
Nhắc đến lòng đam mê của nhà khoa học nữ này, PGS-TS Nguyễn Thị Huệ - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường - tấm tắc: “PGS-TS Tăng Thị Chính vô cùng tâm huyết với vấn đề xử lý rác, say sưa khám phá về nó. Bà có khả năng nhìn nhận vấn đề rất tốt. Những câu chuyện khoa học của bà không phải là lý thuyết mà luôn đi vào thực tế”.
 
Theo bà Huệ, TS Chính luôn sẵn sàng dành hết thời gian mình có, kể cả các ngày nghỉ lễ để đến các các địa phương, thậm chí cả vùng sâu, vùng xa khi họ cần đến bà và công nghệ xử lý rác bằng vi sinh. “Nhiều khi đang ốm, người gầy đen nhưng bà vẫn lao vào công việc, xem nghiên cứu là niềm vui để giữ ngọn lửa đam mê” - TS Nguyễn Thị Huệ chia sẻ.
 
“Làm khoa học là phải làm thật sự, có trách nhiệm, phải không tiếc thời gian nghiên cứu thì mới hiểu được bản chất của vấn đề. Khi làm một đề tài mới, điều đầu tiên là phải đi khảo sát cùng các anh em trong nghề” - PGS-TS Tăng Thị Chính giải thích về “thói cuồng công việc” của mình và không quên nhấn mạnh, với bà, khi làm khoa học, chữ tâm phải được đặt lên trên hết.
 
Theo Khoa học và Phát triển

Tin tức liên quan

Tác phẩm do trí tuệ nhân tạo sáng tác ra có được bảo hộ quyền tác giả? 14/11/2018
Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0 14/11/2018
Công bố kết quả bình chọn 10 Sự kiện KH&CN nổi bật năm 2018 02/01/2019
Việt Nam có trợ lí ảo AI đầu tiên 03/01/2019
Thiết bị phân tích vết thủy ngân 04/01/2019

Đăng ký nhận bản tin online


SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Cơ quan quản lý: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Quyết định số 39/QĐ-SKHCN, ngày 09/04/2015 của sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bản quyền thuộc: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Đơn vị thiết kế và vận hành: Trung tâm Công nghệ và Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Địa chỉ: Số 202 Bạch Đằng, Phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điện thoại: (84-254)3510 573 Fax: (84-254)3510 573 || Email: bavutex@gmail.com

logo
Bavutex - Nhà cung cấp thiết bị công nghệ, mua bán máy công nghiệp
Copyright @ 2016 - 2017 Bavutex.vn - Online Technology - Equipment Transfer and Exchange.
  • Chính sách bảo vệ thông tin
  • Quy chế quản lý hoạt động
  • Hướng dẫn
  • Giới thiệu
Đăng nhập
logo

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Quên mật khẩu
Đăng ký
logo
Quên mật khẩu
logo
Điều khoản sử dụng
Gửi yêu cầu báo giá tới nhà cung cấp
Hãy nhập chi tiết thông tin về sản phẩm như tên, kích thước, vật liệu, màu sắc... các yêu cầu đặc điểm kỹ thuật khác để nhận báo giá chính xác.
Gửi chào hàng