Qua đó sẽ khắc phục được các nhược điểm là tốc độ chậm và kém hiệu quả của các phương pháp hiện đang được sử dụng để sản xuất chất xúc tác cho pin Li-CO2.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng công cụ kiểm tra và sàng lọc các vật liệu như bạch kim, vàng, bạc, đồng, sắt và niken để xác định loại nào phù hợp nhất cho phát triển pin Li-CO2 hiệu suất cao.
TS. Kai Yang tại Đại học Surrey và là đồng tác giả nghiên cứu giải thích: “Chúng tôi đã thiếp lập nền tảng thử nghiệm điện hóa lab-on-a-chip tiên tiến (phòng thí nghiệm trên chip) có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Nền tảng giúp đánh giá chất xúc tác điện, tối ưu hóa điều kiện hoạt động và nghiên cứu khả năng chuyển đổi CO2 trong pin Li-CO2 hiệu suất cao. Phương pháp mới tiết kiệm chi phí, hiệu quả và dễ kiểm soát hơn so với các phương pháp chế tạo vật liệu này theo cách truyền thống”.
Pin Li-CO2 mới có triển vọng hoạt động bằng cách kết hợp Li và CO2. Pin không chỉ lưu trữ năng lượng hiệu quả mà còn thu giữ CO2, góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
TS. Yunlong Zhao tại Đại học Hoàng gia London, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Điều quan trọng là chúng tôi phát triển các công nghệ mới không gây phát thải. Nền tảng phòng thí nghiệm trên chip của chúng tôi sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng. Nền tảng này không chỉ nâng cao hiểu biết của chúng ta về các loại pin mới mà còn có thể được áp dụng cho các hệ thống khác như pin kim loại-không khí, pin nhiên liệu và pin quang điện. Công cụ mới sẽ cho phép sàng lọc nhanh các chất xúc tác, nghiên cứu cơ chế phản ứng và ứng dụng thực tế, từ khoa học nano đến các công nghệ tiên tiến khử cacbon”.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Energy and Environmental Science.