TCVN 7278-1:2024 về yêu cầu kỹ thuật, ghi nhãn đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp
03/04/2025
3 Lượt xem
Chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp là dung dịch dùng để dập tắt các đám cháy có khả năng lan rộng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng dung dịch này nên đáp ứng các yêu cầu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-1:2024.
Chất tạo bọt là một tập hợp các bong bóng khí được hình thành từ các dung dịch tạo bọt, chúng có tỷ trọng thấp hơn các chất lỏng dễ cháy. Chúng được sử dụng chủ yếu để tạo một “tấm chăn” ở bên trên bề mặt chất lỏng dễ cháy và ngăn chặn hoặc dập tắt cháy bằng cách loại trừ oxy (không khí) và làm mát nhiên liệu (làm mát vùng cháy).
Bọt cũng ngăn ngừa sự cháy lại bằng cách ngăn cản sự bay hơi của hơi nhiên liệu. Bọt có đặc tính bám dính vào các bề mặt, cung cấp sự bảo vệ an toàn khỏi các đám cháy liền kề. Bọt có độ giãn nở thấp từ 1 đến 20 lần, có độ nhớt thấp được sử dụng cho các đám cháy có khả năng lan rộng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thì các chất tạo bọt nên đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, ghi nhãn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-1:2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này yêu cầu các tính chất và hiệu quả cần thiết của chất tạo bọt chữa cháy dạng lỏng dùng để tạo ra bọt chữa cháy độ nở thấp nhằm kiểm soát, dập tắt và ngăn chặn việc cháy lại của các đám cháy chất lỏng cháy không hòa tan được với nước, hiệu quả dập cháy tối thiểu đối với đám cháy thử.
Ngoài ra các chất tạo bọt này thích hợp cho việc sử dụng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước. Chúng cũng phải tuân theo TCVN 7278-3 (ISO 7203-3), thích hợp cho việc phun lên bề mặt đám cháy chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
Chất tạo bọt chữa cháy có thể thích hợp với việc sử dụng vòi phun không hút hoặc phun từ phía dưới lên bề mặt đám cháy chất lỏng cháy, nhưng tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu riêng cho các cách sử dụng này. Tùy theo thử nghiệm hiệu quả dập cháy của nó chất tạo bọt được phân loại theo hiệu quả dập cháy thành cấp I, II hoặc III; theo khả năng chống cháy lại thành mức A, B, C hoặc D.
Bọt chữa cháy độ nở thấp nên đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa
Nếu chất tạo bọt chữa cháy được ghi nhãn là thích hợp để sử dụng với nước biển, thì nồng độ khuyến nghị khi sử dụng với nước ngọt và nước biển phải như nhau. Trước và sau khi ổn nhiệt phù hợp chất tạo bọt chữa cháy, nếu được người cung cấp xác nhận là không bị tác động có hại bởi đông đặc và hóa lỏng, phải không nhìn thấy được dấu hiệu của việc phân tầng và không đồng nhất khi thử. Chất tạo bọt chữa cháy tuân theo điều này phải được thử nghiệm theo đúng các yêu cầu tương ứng trong các điều khác của tiêu chuẩn này sau khi đông đặc và hóa lỏng phù hợp.
Việc ghi nhãn phải được người cung cấp đưa ra trong bản đặc tính kỹ thuật hoặc được cung cấp cùng với thùng chứa vận chuyển hoặc được ghi nhãn trên thùng vận chuyển: Ký hiệu (tên nhận biết) của chất tạo bọt và dòng chữ “Chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp”; Cấp (I, II hoặc III) và mức (A, B, C hoặc D) của chất tạo bọt chữa cháy và chữ “tạo màng” nếu chất tạo bọt chữa cháy phù hợp với điều 11; Nồng độ sử dụng khuyến nghị (thường là 1%, 3% hoặc 6%); Bất kỳ xu hướng nào của chất tạo bọt gây ra các ảnh hưởng có hại cho người, các phương pháp quy định để tránh các ảnh hưởng đó và các biện pháp cấp cứu nếu chúng xảy ra; Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ sử dụng theo khuyến nghị.
Điều đặc biệt quan trọng là chất tạo bọt sau khi pha loãng với nước tới nồng độ khuyến nghị. Khi sử dụng bình thường, không được có sự nguy hiểm độc hại tới cuộc sống có liên quan đến môi trường. Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ sử dụng được khuyến nghị là giống nhau nếu sản phẩm được đánh dấu “Không đông lạnh”.
Nhãn hiệu trên các thùng chứa vận chuyển phải bền và dễ nhận biết. Chất tạo bọt không Newton (Newton là một loại vật chất chống lại các định luật vật lý, khi có thể thay đổi tức thời giữa thể lỏng và thể rắn) phải được nhận biết. Chất tạo bọt phù hợp với ISO TCVN 7278-2: 2003 cũng phải ghi nhãn “độ nở trung bình” và “độ nở cao”. Chất tạo bọt phù hợp với TCVN 7278-3: 2003 cũng phải ghi nhãn “chống cồn”.
Nếu người sử dụng yêu cầu, nhà cung cấp phải cung cấp danh sách các giá trị đặc trưng. Nếu chất cô đặc dạng bọt là Newton và độ nhớt ở nhiệt độ thấp nhất để sử dụng là hơn 200mm2/s khi được đo theo ISO 3104 thì nó phải được đánh dấu bằng dòng chữ, “Chất cô đặc này có thể yêu cầu thiết bị tỷ lệ đặc biệt”.
Nếu chất bọt cô đặc là giả dẻo và độ nhớt ở nhiệt độ thấp nhất để sử dụng lớn hơn hoặc bằng 120MPa.s (đơn vị đo áp suất) ở 375/s, thì nó phải được đánh dấu, “Chất cô đặc này có thể yêu cầu thiết bị tỷ lệ đặc biệt”. Khuyến nghị rằng các chất tạo bọt cô đặc không nên được xác định một cách thích hợp.