Các nhà thiên văn sử dụng kính thiên văn hồng ngoại tại Đài quan sát Mauna Kea ở Hawaii, Mỹ, đã đưa ra giả thuyết rằng vết đỏ của sao Mộc có thể là nguồn nhiệt làm tăng nhiệt độ khí quyển bên trên hành tinh này.
Tầng khí quyển phía trên Trái đất, nghĩa là khoảng 250 dặm phía trên bề mặt, được đốt nóng bởi ánh sáng mặt trời. Tại sao nhiệt độ khí quyển trên sao Mộc có thể so sánh với nhiệt độ trên Trái đất, dù sao Mộc cách xa mặt trời hơn Trái đất, điều này đã làm đau đầu các nhà khoa học trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, trong không khí trên vết này, nhiệt độ có thể nóng hơn nóng hơn hàng trăm lần so với các khu vực khác. Nhà khoa học nghiên cứu và cộng tác sau tiến sĩ của Đại học Boston, James O'Donoghue cho biết: "Chúng ta có thể thấy gần như ngay rằng nhiệt độ tối đa của Trái đất ở các độ cao lớn đều thấp hơn nhiều phía trên Vết đỏ lớn - một sự trùng hợp kỳ lạ hay một đầu mối quan trọng?". Nhiệt độ cực cao được quan sát. “Điều này cho chúng ta biết rằng sự nóng lên trên toàn hành tinh là một lời giải thích hợp lý cho ‘khủng hoảng năng lượng’, một vấn đề trong đó nhiệt độ trên tầng khí quyển được đo nóng hơn hàng trăm độ có thể được giải thích chỉ bởi ánh sáng mặt trời”.
Tàu vũ trụ Juno của NASA hiện đã đạt đến quỹ đạo sao Mộc, sẽ cung cấp nhiều cơ hội để khám phá lý thuyết chi tiết hơn trong một nhiệm vụ kéo dài 20 tháng của nó. Với máy đo bức xạ kế vi sóng của nó, nhạy cảm với nhiệt tỏa ra từ bên trong hành tinh này, Juno sẽ có thể tiết lộ cấu trúc của vết này, cũng như các thành phần của những đám mây riêng biệt.
Vết đỏ lớn đã kích thích sự tò mò của các nhà khoa học và các nhà quan sát nghiệp dư từ thế kỷ 17. Vết KHCN này là cơn bão cổ xưa với sức gió có khả năng vượt quá 400 dặm một giờ.
N.T.H (NASATI), Theo Pan European Networks, 28/7/2016