Đất nông nghiệp là một trong những bể chứa carbon lớn nhất thế giới, theo lời Paul Zorner, Giám đốc điều hành của Locus Agricultural Solutions, công ty khởi nghiệp đứng đằng sau công nghệ sản xuất men vi sinh cho đất trồng. “Nếu được sử dụng đúng cách, bạn sẽ giảm được rất nhiều lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường”.
Đất trồng sẽ trở nên “màu mỡ” hơn khi có nhiều CO2.
Khí CO2 nói riêng hay chất thải nói chung có thể gây ra những hiệu ứng không tốt đối với môi trường. Lấy ví dụ, môi trường biển giờ đây đã trở nên nóng hơn, đe doạ đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Nhưng với đất trồng, đó là một câu chuyện khác. Theo Zorner, đất trồng sẽ trở nên “màu mỡ” hơn khi có nhiều CO2, do đó cây trồng và người nông dân sẽ được hưởng lợi nhờ vào phát hiện này.
Khi thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp để tạo ra đường cho sự tăng trưởng, chúng cũng giải phóng đường qua rễ, qua đó thu hút vi khuẩn. Đất khỏe mạnh chứa đầy những vi khuẩn này, vốn sẽ giữ lại CO2 trong đất. Tuy vậy, hoạt động canh tác thông thường bao gồm cả việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học đã phá hủy sự cân bằng vi sinh vật. Đó là lý do men vi sinh ra đời để giúp tái cân bằng.
Locus đang cung cấp men vi sinh kết hợp giữa Trichoderma harzianum, một loại nấm có lợi và Bacillus amyloliquefaciens, một loại vi khuẩn có lợi. Công ty cũng sử dụng một hệ thống sản xuất độc đáo mang lại nguồn vi khuẩn với mật độ cao. Bằng cơ sở vật chất chỉ to bằng một phòng hội nghị thông thường, công ty có thể sản xuất đủ cho 30.000 mẫu trang trại mỗi tháng.
Cây trồng và người nông dân sẽ được hưởng lợi nhờ vào công nghệ này.
Công ty có kế hoạch xây dựng các tổ hợp này tại địa phương gần các trang trại trên toàn quốc. “Một trong những tính năng chính của hệ thống là khả năng tối ưu hóa cho từng điều kiện khác nhau: Loại đất, cây trồng, nhiệt độ,... Hệ thống có thể làm việc với người nông dân để hiểu rõ hơn cách giải quyết các vấn đề cụ thể của họ”, theo Zorner. Cuối cùng, nó cũng có thể được sản xuất tại các quốc gia đang phát triển.
Công ty đã bắt đầu làm việc tại các nông trại trồng cam tại Floria, nơi mà 32.000 mẫu đất trồng đang chịu tác động bởi sâu bệnh và bão. Sản phẩm của công ty có tên Rhizolizer đã làm tăng 14% sản lượng trên một khu đất thử nghiệm rộng 38 mẫu. Các thử nghiệm khác cho thấy rằng nó làm tăng lượng brix, một loại chất đo độ ngọt thường thấy trong các loại trái cây như cam và dâu tây. Đối với nông dân, lợi ích trước mắt có thể là doanh thu, nhưng vẫn còn đó những lợi ích lâu dài cho khí hậu.
Công nghệ này làm tăng lượng brix, một loại chất đo độ ngọt thường thấy trong các loại trái cây như cam và dâu tây.
Trong một thử nghiệm năm 2018 cũng tại Florida, người ta đo được một lượng CO2 lên đến 4,38 mét khối được giữ lại trên mỗi mẫu đất.
“Tôi nghĩ rằng mọi người đang thực sự xem đất trồng như là một giải pháp đối với biến đổi khí hậu. Chúng ta cần trao quyền cho người nông dân để làm điều này” - Zorner nói.