Đánh giá, thẩm định năng lực điều tra, phát hiện khoáng sản ẩn sâu bằng công nghệ địa vật lý
26/09/2019
150 Lượt xem
Để đáp ứng yêu cầu này, trong các năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có các định hướng chiến lược cho công tác điều tra đánh giá khoáng sản. Trong xu thế đó, năm 2016, nhóm nghiên cứu tại Hội khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Đánh giá, thẩm định năng lực điều tra, phát hiện khoáng sản ẩn sâu bằng công nghệ địa vật lý”.
Công nghệ địa vật lý đảm bảo khả năng phát hiện các khoáng sản rắn chủ yếu ẩn sâu: nhóm sắt, chì-kẽm, vàng, vàng-đồng nội sinh, đồng-niken, than, khoáng chất công nghiệp, phóng xạ-đất hiếm, muối mỏ.
Độ sâu điều tra phát hiện đã đạt đến 100-500m từ bề mặt đất. Nhiều phương pháp đã đạt đến độ sâu lớn >500-≈1.000m khi thử nghiệm trên các mỏ đã biết. Hệ thống trang thiết bị địa vật lý tương đối đồng bộ, đáp ứng độ sâu điều tra phát hiện 500-1.000m. Riêng phương pháp địa chấn, địa vật lý lỗ khoan đến 2.000m.
Đề tài đã đưa ra một số đề xuất sau: - Thành lập bản đồ dự báo triển vọng khoáng sản ẩn sâu toàn lãnh thổ Việt Nam theo tài liệu địa vật lý tổng hợp. - Khai thác tổng hợp tài liệu tổ hợp phương pháp bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000-1:25.000 trong điều tra phát hiện khoáng sản ẩn sâu. - Kiểm tra, đánh giá triển vọng khoáng sản ẩn sâu 07 dị thường từ-trọng lực đã phát hiện: 1/ Nam Khe Sanh - Thừa Thiên Huế; 2/ Trà Xuông - Quảng Ngãi; 3/ Làng Răm - Quảng Ngãi; 4/ Vĩnh Thạnh - Bình Định; 5/ Tây Konchoro - Gia Lai; 6/ Chư Nam Cao - Lâm Đồng; và 7/ Ninh Phước - Ninh Thuận. - Kiểm tra, đánh giá triển vọng khoáng sản ẩn sâu 06 đới triển vọng khoáng sản ẩn sâu phân định theo kết quả phân tích tổng hợp địa vật lý: 1/ Đới triển vọng Hương Sơn; 2/ Đới triển vọng Cẩm Xuyên-Kỳ Anh; 3/ Đới triển vọng Ngũ Hành Sơn; 4/ Đới Sa Thày-Đaklei; 5/ Đới Bảo Lộc-Khánh Vĩnh và 6/ Đới Hàm Thuận Bắc - Ninh Sơn.