Kính áp tròng "thông minh" có khả năng phát hiện các vấn đề về mắt bằng cách thay đổi màu sắc
19/05/2020
146 Lượt xem
Theo đó, thiết kế ống kính nguyên mẫu được làm bằng vật liệu hydrogel có khả năng tương thích sinh học. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại polyme có tên gọi là poly (2-hydroxyethyl methacrylate) - pHema. Đặc biệt, họ không sử dụng chất nhuộm hóa học.
Thông thường, polyme Hema có màu đỏ. Tuy nhiên, trong vòng khoảng 25 phút sau khi được gắn vào mắt được để khô, cấu trúc nano của polyme lập tức thay đổi do phản ứng với môi trường độ ẩm thấp. Kết quả là, nó chuyển sang phản xạ ánh sáng tới màu xanh lam.
Bên cạnh đó, thiết kế kính áp tròng thông minh cũng có khả năng phát hiện triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp hay còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, đây là một bệnh lý xảy ra khi áp lực thủy dịch ở bên trong nhãn cầu tăng cao, vì vậy tạo áp lực lên mắt. Trong trường hợp này, áp lực lên vật liệu hydrogel một lần nữa làm thay đổi cấu trúc nanô phản xạ của nó, và trong trường hợp này, nó chuyển sang màu xanh lá cây.
Trên thực tế, đây không phải là loại kính áp tròng trị liệu có khả năng thay đổi màu sắc đầu tiên. Trước đó, trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm kính áp tròng có khả năng chuyển sang màu xanh khi ngấm thuốc, báo hiệu người dùng nhỏ thuốc vào mắt thành công và một sản phẩm kính áp tròng khác giúp cảnh báo bệnh nhân tiểu đường về sự thay đổi nồng độ glucose trong máu.
GS. Du Xuemin cho biết: "Thiết bị đeo mới có thiết kế thông minh và hiện đại giúp đưa ra những cảnh báo kịp thời và nhanh chóng đến người dùng về các dấu hiệu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh xerophthalmia [khô mắt] và bệnh áp lực nội nhãn cao. Công nghệ cũng truyền cảm hứng cho khả năng phát triển một thế hệ thiết bị đeo mới có khả năng cảm biến đo màu để theo dõi POC [điểm chăm sóc] trong thời gian thực về các dấu hiệu và nguy cơ mắc bệnh của người".
Bài báo về kết quả nghiên cứu của SIAT đã được xuất bản trên Tạp chí Hóa học Vật liệu B.