Quạt khổng lồ hút CO2 ra khỏi khí quyển và biến khí này thành nhiên liệu
01/07/2016
180 Lượt xem
Ô nhiễm CO2 phần lớn được gắn với các nhà máy công nghiệp và những ống khói khổng lồ phát thải khí vào khí quyển, thực tế khí thải từ lĩnh vực giao thông vận khoảng 24% lượng CO2 toàn cầu và là lĩnh vực có lượng khí thải tăng cao nhất so với các lĩnh vực khác. Vấn đề khó khăn hơn đó là việc hạn chế và bẫy loại khí này. Hiện nay có những công nghệ bẫy CO2 thải ra từ ống khói, tuy nhiên chưa có giải pháp nào để bẫy khí này từ các nguồn như ô tô, xe tải và máy bay - với nồng độ CO2 ít hơn 300 lần so với loại khí này thoát ra từ một ống khói.
Đầu năm 2015, tại Squamish, British Columbia, Công ty Kỹ thuật Cácbon thuộc sở hữu tư nhân (được hậu thuẫn bởi Bill Gates) đã bắt đầu xây dựng nhà máy demo bẫy khí CO2 đầu tiên. Trong nhiều năm qua, công ty đã phát triển các công nghệ mà hiện nay đã đưa vào hoạt động trên quy mô lớn hơn.
Giống như cây xanh, công nghệ này bẫy khí CO2 từ không khí xung quanh. Theo nhóm của Công ty Kỹ thuật Cácbon "việc trồng đủ cây xanh với số lượng cần thiết để hấp thụ cácbon yêu cầu phải chuyển đổi một lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp. Trong thực tế, để hấp thụ toàn bộ lượng CO2 bằng cây xanh đòi hỏi diện tích đất lớn hơn khoảng một nghìn lần so với phương tiện bẫy khí”. Tuy nhiên, không giống như cây cối, các nhà máy bẫy khí có thể được xây dựng trên đất không thể canh tác, chẳng hạn như sa mạc.
David Keith, một giáo sư tại Trường Kỹ thuật, Đại học Harvard và là giám đốc điều hành của Công ty Kỹ thuật Cácbon, cùng với đội ngũ các nhà khoa học đang tiến hành bẫy CO2 ở bộ công tắc đầu tiên tại Đại học Calgary trong vài năm qua. Hệ thống đầu tiên này được xây dựng tại trường Đại học có thể hấp thụ khí thải từ khoảng 14-15 xe hay khoảng 100 kg CO2/ngày.
Cách hệ thống hoạt động là sau khi không khí đi vào thiết bị, nó đi qua chất lỏng hấp thụ CO2, bẫy khoảng 80% CO2 vào trong dung dịch cho quá trình xử lý tiếp theo.
Tại cơ sở toàn quy mô hiện đang được xây dựng tại Squamish, khí CO2 sẽ được thu hồi từ các dung dịch cacbonat và tích hợp vào quá trình sản xuất hydrocarbon lỏng mà hoàn toàn tương thích với cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay, tuy nhiên mật độ cacbon thấp hoặc thậm chí bằng 0.
Việc xây dựng nhà máy demo sẽ là bước cuối cùng của CE trước khi xây dựng một nhà máy bẫy khí thương mại đầu tiên vào năm 2017 nhằm mục tiêu đóng chu kỳ CO2.