Dự án tàu ngầm tạo ra tảng băng nhân tạo của nhóm thiết kế tại Indonesia đạt giải Nhì trong cuộc thi thiết kế bởi Hiệp hội Kiến trúc Thái Lan.
Cơ chế tạo băng của tàu ngầm bắt đầu từ "giếng lục giác". Sau khi lấp đầy nước biển vào trong giếng, hệ thống khử muối từ nước biển kết hợp máy làm đông cứng khổng lồ được hoạt động, tạo ra tảng băng lục giác rộng 25 m. Hình lục giác giúp các tảng băng nhân tạo được liên kết chặt chẽ hơn.
Để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, việc xây dựng lại các tảng băng tan chưa đủ, quan trọng là giảm lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. Các chuyên gia đánh giá cao tầm nhìn của dự án này nhưng cũng nghi ngờ về tính khả thi của dự án.
Vấn đề đặt ra cho dự án là năng lượng giúp tàu ngầm có thể vận hành trong quá trình chế tạo băng. Việc phục hồi các tảng băng để chống lại biến đổi khí hậu hiệu quả phải cần tới 10.000 chiếc tàu ngầm phân bố các khu vực khác nhau. Nếu tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, khí CO2 thải ra sẽ nhiều hơn khí nhà kính, ông Mark Serreze, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia, Đại học Colorado cho biết.
Mặc dù khí thải nhà kính là nguyên nhân gốc rễ gây biến đổi khí hậu nhưng xây dựng tảng băng nhân tạo không hẳn là giải pháp triệt để giải quyết khí thải nhà kính, chỉ nên coi đây này là phương án dự phòng. Trước đó nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu đã được đề xuất như xây dựng thành phố nổi, các bức tường biển đến việc tạo ra hàng nghìn tấn tuyết nhân tạo cho Nam Cực.