Tiến gần hơn với việc khắc phục lâm sàng các tác dụng phụ của monovision
12/12/2020
60 Lượt xem
Khi con người già đi, mắt của họ sẽ bị kém dần. Một nhóm nghiên cứu do các nhà tâm lý học Penn và nhà thần kinh học Johannes Burge dẫn đầu đã phát hiện thấy monovision - kính áp tròng điều chỉnh lão thị, hiện đang được sử dụng phổ biến - gây cho thị giác bị nhận biết sai đối với các đối tượng chuyển động. Hiện tại các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một phương pháp tốt hơn, an toàn hơn để giải quyết vấn đề này.
Phòng thí nghiệm của nhà khoa học thần kinh Johannes Burge tập trung vào cách hệ thống thị giác của con người xử lý các hình ảnh rơi vào phía sau của mắt. Phạm vi nghiên cứu này, liên quan mật thiết đến ảo giác thị giác có tên là hiệu ứng Pulfrich - gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ an toàn và sức khỏe của cộng đồng. Nguồn: Đại học Pennsylvania
Monovision đặt các thấu kính khác nhau vào mỗi mắt, một thấu kính để lấy nét ở gần (nhìn gần), thấu kính còn lại để lấy nét ở xa (nhìn xa). Thấu kính này sẽ “đánh lừa” não bộ để não bộ sẽ ưu tiên xử lý hình ảnh sắc nét hơn và đồng thời chặn hình ảnh mờ hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nó cũng khiến cho não bộ tính toán sai độ sâu (xa) các vật thể chuyển động.
Tình trạng này được nhóm nghiên cứu Burge gọi là "hiệu ứng Pulfrich đảo ngược”, liên quan đên một ảo giác thị giác có tên được gọi là hiệu ứng Pulfrich. Trong một số trường hợp, hiệu ứng Pulfrich đảo ngược này có thể gây ra sai số lớn, thậm chí độ sâu ước tính có thể lớn bằng chiều rộng của một làn đường giao thông.
Phó giáo sư Burge, Khoa Tâm lý học cho biết: “Những ảo giác thị giác này có thể xảy ra trong cuộc sống thực. Một người bạn của tôi bị giãn một bên mắt và anh ấy đi khám đo thị lực tại một phòng khám. Khi anh ấy bước ra khỏi phòng khám, một người đi xe đạp đi từ trái sang phải trước mặt anh ấy, tuy nhiên, bạn của tôi giật nảy mình vì nghĩ rằng người đi xe đạp sẽ lao mạnh vào phía sau ô tô”.
Trước đây, Burge và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng việc làm tối các thấu kính mờ có thể khắc phục được sự cố này nhưng họ mới chỉ làm được với các thấu kính đo thử thị lực- loại thấu kính đặc biệt mà bác sĩ nhãn khoa sử dụng để xác định số đo thị lực của một người.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành năm thí nghiệm với bốn người tham gia, hai nam, hai nữ, tất cả đều ở độ tuổi từ 25 đến 30. Mỗi thí nghiệm trả lời một câu hỏi có mức độ hơi khác nhau.
“Mục đích đầu tiên là tái tạo lại các thấu kính tiếp xúc (kính áp tròng) với những gì nhóm nghiên cứu đã chứng minh bằng cách sử dụng các thấu kính thử nghiệm. Bước thứ hai là tiến hành cho nhóm thử nghiệm trả lời câu hỏi, có điều gì khác biệt về kích thước của ảo ảnh không? Ảo ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn mà không cần phóng đại?”, Burge nói.
Các thấu kính thử nghiệm có công suất thay đổi mức độ mờ và độ phóng đại hình ảnh khác nhau. Ngược lại, các kính áp tròng có xu hướng chỉ khác nhau về mức độ mờ, khiến chúng trở thành một công cụ mạnh mẽ để kiểm tra ảnh hưởng của độ phóng đại đến độ méo hình ảnh.
Burge cho biết, điều quan trọng là sử dụng một cá nhân từ thí nghiệm kính áp tròng nếu không, chúng ta sẽ không biết liệu sự khác biệt là do người hay do độ phóng đại. Điều này đã chứng minh được rằng, độ phóng đại hoàn toàn không ảnh hưởng đến kích thước của hiệu ứng.
Burge nhấn mạnh, thử nghiệm ba và bốn tập trung vào việc pha màu. Hình ảnh mờ được xử lý nhanh hơn hình ảnh sắc nét và hình ảnh tối được xử lý chậm hơn hình ảnh sáng hơn. Thấu kính được làm mờ sẽ tăng tốc độ xử lý hình ảnh. Thấu kính được làm mờ làm chậm quá trình xử lý. Nếu thấu kính làm mờ có màu, hai hiệu ứng đó có thể triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng chính xác thì cần làm tối mức độ bao nhiêu? Burge và các đồng nghiệp lần đầu tiên thử nghiệm mới chỉ làm tối ống kính. Tiếp theo, với một số phép tính đơn giản, họ dự đoán sắc thái cần thiết cho mỗi mức độ mờ. Sau đó, họ xác thực các dự đoán bằng cách hiển thị màu sắc và độ mờ thực sự có thể loại bỏ nhận thức sai về thị giác.
Thí nghiệm cuối cùng xem xét điều gì xảy ra chỉ với độ phóng đại. “Chúng tôi chỉ muốn loại trừ khả năng độ phóng đại có thể ảnh hưởng đến tốc độ xử lý. Trên thực tế, nó không có tác động nào cả”, Ông nói.
Công trình nghiên cứu này là một bước quan trọng để phát triển một giải pháp có liên quan về mặt lâm sàng đối với những tác dụng phụ không mong muốn ở thấu kính áp tròng monovision. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều việc phải làm hơn, đặc biệt là trong thiết kế thực với môi trường hình ảnh phong phú hơn là ở trong phòng thí nghiệm sử dụng trường thị giác hai màu đơn giản. Chúng ta vẫn cần biết tác động của sự thay đổi ánh sáng tổng thể, chẳng hạn như điều gì xảy ra vào lúc chạng vạng và ban đêm, cũng như thiết kế được một phương pháp có thể tạo ra dữ liệu chất lượng tương tự hiệu quả trong phòng thí nghiệm nhưng trong thời gian ngắn hơn nhiều.
P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2020-11-closer-clinical-side-effects-monovision.html. 30/11/2020