Bài thuốc Sâm Thảo Can khương thang do nhóm tác giả tại Bệnh viện Y dược TPHCM phát triển dựa trên một bài thuốc cổ truyền có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhân COVID–19 từ thể nhẹ đến trung bình.
Mặc dù đại dịch đã qua, nhưng gần đây số người bệnh nhiễm Sars-CoV-2 ở một số địa phương có xu hướng tăng. Việc sử dụng thuốc kháng đã được áp dụng rộng rãi, người dân có thể dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, các thuốc này được khuyến cáo sử dụng thận trọng cho trẻ em và nhóm đối tượng trên 60 tuổi. Vì vậy, việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền giúp nâng cao chính khí, bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh vượt qua các triệu chứng gặp phải khi nhiễm bệnh là cần thiết.
Từ bài thuốc cổ phương Cam thảo Can khương thang gia Nhân sâm (gồm các vị như can khương, chích thảo, phụ tử, cam thảo, nhân sâm, bạch truật,…) được đông y dùng để bồi bổ chính khí, thanh nhiệt, hạ sốt, buồn nôn, tiêu chảy,…, nhóm tác giả đã nghiên cứu bào chế bài thuốc Sâm Thảo Can khương thang.
Sâm Thảo Can khương thang gồm các dược liệu Cam thảo, Can khương và Nhân sâm Việt Nam. Trong đó, Cam thảo là vị thuốc thông dụng trong đông y, có chứa chất axit glycyrrhizic, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư,… Can khương (còn gọi là hắc khương, gừng cháy) có hoạt chất chính như gingerol, shogaol, zingerone,… có tác dụng cầm máu, ức chế MPro (enzyme quan trọng cho quá trình nhân lên của SARS-CoV-2). Nhân sâm chứa nhiều flavonoid, saponin,… có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, làm giảm bớt các chemokine và cytokine gây viêm.
Mặc dù đại dịch đã qua, nhưng gần đây số người bệnh nhiễm Sars-CoV-2 ở một số địa phương có xu hướng tăng. Việc sử dụng thuốc kháng đã được áp dụng rộng rãi, người dân có thể dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, các thuốc này được khuyến cáo sử dụng thận trọng cho trẻ em và nhóm đối tượng trên 60 tuổi. Vì vậy, việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền giúp nâng cao chính khí, bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh vượt qua các triệu chứng gặp phải khi nhiễm bệnh là cần thiết.
Từ bài thuốc cổ phương Cam thảo Can khương thang gia Nhân sâm (gồm các vị như can khương, chích thảo, phụ tử, cam thảo, nhân sâm, bạch truật,…) được đông y dùng để bồi bổ chính khí, thanh nhiệt, hạ sốt, buồn nôn, tiêu chảy,…, nhóm tác giả đã nghiên cứu bào chế bài thuốc Sâm Thảo Can khương thang.
Sâm Thảo Can khương thang gồm các dược liệu Cam thảo, Can khương và Nhân sâm Việt Nam. Trong đó, Cam thảo là vị thuốc thông dụng trong đông y, có chứa chất axit glycyrrhizic, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư,… Can khương (còn gọi là hắc khương, gừng cháy) có hoạt chất chính như gingerol, shogaol, zingerone,… có tác dụng cầm máu, ức chế MPro (enzyme quan trọng cho quá trình nhân lên của SARS-CoV-2). Nhân sâm chứa nhiều flavonoid, saponin,… có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, làm giảm bớt các chemokine và cytokine gây viêm.
Mặc dù đại dịch đã qua, nhưng gần đây số người bệnh nhiễm Sars-CoV-2 ở một số địa phương có xu hướng tăng. Việc sử dụng thuốc kháng đã được áp dụng rộng rãi, người dân có thể dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, các thuốc này được khuyến cáo sử dụng thận trọng cho trẻ em và nhóm đối tượng trên 60 tuổi. Vì vậy, việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền giúp nâng cao chính khí, bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh vượt qua các triệu chứng gặp phải khi nhiễm bệnh là cần thiết.
Từ bài thuốc cổ phương Cam thảo Can khương thang gia Nhân sâm (gồm các vị như can khương, chích thảo, phụ tử, cam thảo, nhân sâm, bạch truật,…) được đông y dùng để bồi bổ chính khí, thanh nhiệt, hạ sốt, buồn nôn, tiêu chảy,…, nhóm tác giả đã nghiên cứu bào chế bài thuốc Sâm Thảo Can khương thang.
Sâm Thảo Can khương thang gồm các dược liệu Cam thảo, Can khương và Nhân sâm Việt Nam. Trong đó, Cam thảo là vị thuốc thông dụng trong đông y, có chứa chất axit glycyrrhizic, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư,… Can khương (còn gọi là hắc khương, gừng cháy) có hoạt chất chính như gingerol, shogaol, zingerone,… có tác dụng cầm máu, ức chế MPro (enzyme quan trọng cho quá trình nhân lên của SARS-CoV-2). Nhân sâm chứa nhiều flavonoid, saponin,… có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, làm giảm bớt các chemokine và cytokine gây viêm.
Bài thuốc dạng cao lỏng Sâm Thảo Can khương thang. Ảnh: NNC
Bài thuốc dạng cao lỏng được nhóm tác giả xây dựng tiêu chuẩn cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế và được Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM kiểm nghiệm, đánh giá an toàn, không thể hiện độc tính ở đường uống (thử nghiệm trên chuột). Sau đó, bài thuốc được Hội đồng Đạo đức của Đại học Y Dược TPHCM chấp thuận sử dụng thử nghiệm cho khoảng 300 bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ và trung bình.
Kết quả, bài thuốc cho thấy công dụng giảm biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong và tăng cường hiệu quả điều trị ở bệnh nhân. Nhóm thực hiện không ghi nhận bất kỳ biến cố bất lợi xảy ra trên nhóm người bệnh mức độ nhẹ và trung bình có sử dụng bài thuốc.
Khi kết hợp bài thuốc với điều trị chuẩn theo phác đồ thì có hiệu quả điều trị trên người bệnh COVID-19 thể nhẹ và trung bình cao hơn so với chỉ điều trị chuẩn. Cụ thể, đã giảm độ nặng và thời gian (2 – 4 ngày) của đa số triệu chứng thường gặp (ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ,… ). Ngoài ra, còn rút ngắn thời gian cần thiết (1 – 2 ngày) để giảm tải lượng virus SARS-CoV-2, và thời gian xuất viện (1 – 3 ngày). Đặc biệt, người bệnh còn giảm được lượng paracetamol sử dụng trong quá trình điều trị. Cụ thể, nhóm dùng bài thuốc sử dụng từ 500mg – 6,5g; trong khi nhóm không dùng bài thuốc phải sử dụng parecetamol từ 1.000mg – 10,5g.
Với bài thuốc cổ phương Sâm Thảo Can khương thang, ngành y tế Việt Nam đã có thêm một phương thức mới trong việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 ở thể nhẹ và trung bình. Đặc biệt thích hợp cho nhóm bệnh nhân không thể sử dụng các phác đồ thuốc tây y.
Nghiên cứu của nhóm tác giả đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu đạt yêu cầu, có thể chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc cho các công ty dược phẩm để trở thành bài thuốc y học cổ truyền điều trị và hậu COVID-19.