Thông báo
  • 13/03/2024 - Thông điệp Ngày Đo lường Thế giới: Đo lường hôm nay vì ngày mai bền vững
  • 30/05/2020 - Download mẫu đơn đăng ký thành viên
  • 30/05/2020 - Hướng dẫn sử dụng trên sàn bavutex.vn
  • Xem tất cả
Hướng dẫn
Hỗ trợ
    • Hỗ trợ khách hàng (8h - 21h hàng ngày)
    • Hỗ trợ chung: (84-254)3737 898
    • Fax: (84-254)3737 898
    • Email : bavutex@gmail.com
    • Bavutex.vn không bán hàng trực tiếp. Quý khách mua hàng vui lòng click vào sản phẩm, xem thông tin và liên hệ với nhà cung
Đăng ký
Đăng nhập
Giỏ hàng (0)
Bavutex
    • Trang chủ
    • Chào bán
    • Tìm mua
    • Nhà cung cấp
    • Tin công nghệ
    • Sự kiện
    • An ninh - Bảo vệ
      • Camera
      • Cháy nổ
      • Đảm bảo an toàn
      • Phần mềm an toàn- an ninh
      • Dịch vụ an ninh- bảo vệ
    • Hoạt động dịch vụ Phòng chống thiên tai
    • Dịch vụ An toàn bức xạ hạt nhân
    • Công nghệ Sinh học- Thực phẩm
    • Cao su- Nhựa- Hóa chất- Gốm
      • Gốm- Cao su
      • Nhựa
      • Hóa chất ngành nông nghiệp
      • Hóa dược
      • Hóa chất công nghiệp
      • Phụ gia thực phẩm
      • Hóa chất trong phòng thí nghiệm
      • Dịch vụ trong ngành
    • Sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo
    • Chế biến giấy, gỗ- In ấn và đóng gói
      • Máy chế biến giấy, gỗ
      • Vật liệu đóng gói và in ấn
      • Máy đóng gói và in ấn
      • Linh kiện máy đóng gói và in ấn
      • Dịch vụ đóng gói và in ấn
    • Cơ khí - Chế tạo máy
      • Máy cơ khí
      • Vòng bi, van, phụ kiện
      • Hệ thống truyền tải
      • Thủy lực, khí nén
      • Linh kiện chính xác
      • Dịch vụ trong ngành
      • Sản phẩm cơ khí
      • Phần mềm ngành cơ khí
    • Công nghệ thông tin
      • Phần mềm
      • Dịch vụ CNTT
      • Máy tính xách tay - Laptop
      • Máy tính để bàn - Desktop PC
      • Máy chủ - Server
      • Linh kiện và phụ kiện Máy tính
      • Thiết bị mạng
    • Tất cả lĩnh vực
  • Trang chủ
  • Chào bán
  • Tìm mua
  • Nhà cung cấp
  • Tin công nghệ
  • Sự kiện
  • Trang chủ/
  • Tin công nghệ/
  • Tin KHCN trong nước/
  • Sinh viên làm xi măng sinh học từ hạt đậu nành
Danh mục
  1. Tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu
  2. Sự kiện- Triển lãm
  3. Tin KHCN trong nước
  4. Tin KHCN nước ngoài
  5. Thông báo
  6. Tin tức Tiếng Anh
Quảng cáo
Petrol Việt Nam
Quảng cáo sản phẩm 2
Sinh viên làm xi măng sinh học từ hạt đậu nành

Sinh viên làm xi măng sinh học từ hạt đậu nành

  • 16/01/2023
  • 111 Lượt xem

Chiết enzyme urease từ hạt đậu nành, nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng tạo ra chất kết dính tương tự xi măng, có thể thay thế xi măng truyền thống.

Từ giữa năm 2020, Quốc Anh và Hữu Hoàng bắt đầu nghiên cứu cách làm xi măng sinh học. Hạt đậu nành được nhóm chọn và nhận thấy enzyme urease trong hạt có khả năng kết dính tốt. Theo nhóm, loại enzyme này phổ biến trong các vi sinh vật, thực vật nhưng ở hạt đậu nành có hàm lượng cao hơn.

Nhóm đã chiết xuất dung dịch enzyme urease từ đậu nành, sau đó bơm vào mẫu cát. Sau một giờ, xả toàn bộ dung dịch enzyme ra khỏi các mẫu và bơm hợp chất Urea + CaCl2 (tỷ lệ 1: 1). Từ đây Calcium carbonate (CaCO3) sinh ra trong các phản ứng hóa sinh sẽ làm cát dính lại với nhau.

"Ngoài việc kết dính, kết tủa CaCO3 đồng thời sẽ chèn vào các lỗ rỗng giữa các hạt trong cả khối cát nhằm giảm tính thấm của khối cát", Quốc Anh nói. Khi khối cát hóa rắn, nó được tăng cường độ nén cùng với việc giảm tính thấm sẽ tăng tính ổn định, giảm sự xói hạt do dòng thấm đi qua khối cát.

Theo nhóm nghiên cứu, chất kết dính này có thể sử dụng gia cố các khu vực kè bị sạt lở trên bờ biển vì nó có thể hóa rắn cát trong khu vực, giảm chi phí thi công làm kè.

Quy trình tạo xi măng sinh học từ hạt đậu nành của nhóm giúp kết dính cát tạo thành khối có độ cứng, không thấm nước. Ảnh: NVCC

Trong ngành xây dựng, loại xi măng sinh học này có thể tạo ra gạch bằng cách đổ chất kết dính vào khuôn cát, sau đó tạo hình. "Quá trình sản xuất gạch truyền thống bằng cách nung tạo ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường và sản xuất xi măng sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Vì thế, nhóm hướng tới tạo ra loại vật liệu từ thực vật, thân thiện môi trường, có thể thay thế xi măng truyền thống", Nguyễn Lê Quốc Anh, trưởng nhóm chia sẻ lý do nghiên cứu.

Thời gian đầu, khi nhóm chiết tách enzyme urease từ đậu nành xuất hiện những hạt mịn li ti, khiến độ tinh khiết của dung dịch vẫn còn thấp. Điều này dẫn đến số cột cát làm thí nghiệm không đồng đều về chất lượng, độ kết dính.

Hiện nhóm đã cải tiến quy trình chiết tách enzyme bằng cách li tâm toàn bộ dung dịch sau khi chiết xuất với tốc độ quay 4000 vòng/phút. Điều này giúp dung dịch enzyme chiết xuất từ đậu nành hoạt động tốt hơn và có khả năng sử dụng làm vật liệu cho xi măng sinh học.

 

Nhóm tiến hành các thí nghiệm đo cường độ nén và tính thấm của cát sau khi hóa rắn thông qua các thí nghiệm nén một trục, tính thấm của đất và các phân tích vi cấu trúc (SEM và XRD), đồng thời đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế và môi trường của sản phẩm. Kết quả, vật liệu xi măng sinh học từ hạt đậu nành đảm bảo một số điều kiện để ứng dụng trong gia cố bờ biển sạt lở, gia cố nền...

Ngô Hữu Hoàng, thành viên nhóm cho rằng, xi măng sinh học hứa hẹn sẽ là một loại chất kết dính có thể thay thế xi măng portland thông thường cho các công trình xây dựng trong tương lai.

Hiện nhóm mới ứng dụng trên cát chuẩn TCVN 6227:1996. Hoàng cho biết, thời gian tới sẽ sử dụng xi măng sinh học hóa rắn cát tự nhiên, cụ thể là cát biển tại khu vực Đà Nẵng, đồng thời bước đầu thử nghiệm khả năng chống xói đối với các mô hình dốc để ứng dụng trong gia cố nền trong lĩnh vực xây dựng.

Đánh giá về nghiên cứu, TS Hoàng Phương Tùng, giảng viên khoa xây dựng cầu đường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết, các nghiên cứu xi măng sinh học được giới khoa học trên thế giới thực hiện từ nhiều năm nay. Ở Mỹ và các nước châu Âu đã có doanh nghiệp sản xuất một số loại gạch lát tường, hóa rắn các bãi cát, sử dụng công nghệ này.

Ở trong nước, ông cho rằng các nghiên cứu về chất kết dính xi măng sinh học không nhiều, nên hướng đi của nhóm rất tiềm năng, khả năng ứng dụng cao. "Tuy nhiên, để ứng dụng xi măng sinh học tại dự án xây dựng, nhóm cần tối ưu được kỹ thuật sản xuất và bảo quản nguồn nguyên liệu sinh học cũng như chuẩn hóa công thức cho các loại vật liệu khác nhau", TS Tùng nói.

Theo vnexpress.net

Tin tức liên quan

Tác phẩm do trí tuệ nhân tạo sáng tác ra có được bảo hộ quyền tác giả? 14/11/2018
Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0 14/11/2018
Công bố kết quả bình chọn 10 Sự kiện KH&CN nổi bật năm 2018 02/01/2019
Việt Nam có trợ lí ảo AI đầu tiên 03/01/2019
Thiết bị phân tích vết thủy ngân 04/01/2019

Đăng ký nhận bản tin online


SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Cơ quan quản lý: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Quyết định số 39/QĐ-SKHCN, ngày 09/04/2015 của sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bản quyền thuộc: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Đơn vị thiết kế và vận hành: Trung tâm Công nghệ và Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Địa chỉ: Số 202 Bạch Đằng, Phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điện thoại: (84-254)3510 573 Fax: (84-254)3510 573 || Email: bavutex@gmail.com

logo
Bavutex - Nhà cung cấp thiết bị công nghệ, mua bán máy công nghiệp
Copyright @ 2016 - 2017 Bavutex.vn - Online Technology - Equipment Transfer and Exchange.
  • Chính sách bảo vệ thông tin
  • Quy chế quản lý hoạt động
  • Hướng dẫn
  • Giới thiệu
Đăng nhập
logo

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Quên mật khẩu
Đăng ký
logo
Quên mật khẩu
logo
Điều khoản sử dụng
Gửi yêu cầu báo giá tới nhà cung cấp
Hãy nhập chi tiết thông tin về sản phẩm như tên, kích thước, vật liệu, màu sắc... các yêu cầu đặc điểm kỹ thuật khác để nhận báo giá chính xác.
Gửi chào hàng