Theo ấn phẩm khoa học Journal of Neural Engineering, các chuyên gia ở Đại học Nam California, Mỹ, vừa áp dụng thành công công nghệ này trên thực tế.
Các nhà khoa học đã tạo ra các thuật toán biết nhận ra những ký ức nhất định và
sử dụng chúng để tạo ra các con chip. Ảnh: Pixabay com
Khoảng 2 năm trước, truyền thông thế giới đã khiến mọi người kinh ngạc khi đưa tin về ý tưởng cấy con chip vào não người để tăng cường trí nhớ. Không ít người nghi hoặc và coi đó là ý tưởng điên rồ hay ít nhất cũng là viễn tưởng.
Nay theo ấn phẩm khoa học Journal of Neural Engineering, các chuyên gia ở Đại học Nam California, Mỹ, vừa tạo ra và áp dụng thành công công nghệ này trên thực tế.
Trong giai đoạn đầu phát triển con chip, các nhà khoa học đã cấy các điện cực vào vùng hippocampus, một vùng não có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ thông tin. Theo các nhà nghiên cứu, điều đó giúp hiểu được chính xác các xung thần kinh nào bảo đảm quá trình ghi nhớ và tái tạo thông tin ở một con người cụ thể. Đây là điều mà trước đây khoa học vẫn bó tay.
Dựa vào dữ liệu thu được, các nhà khoa học đã tạo ra các thuật toán biết nhận ra những ký ức nhất định và sử dụng chúng để tạo ra các con chip.
Ở giai đoạn tiếp theo, các vi mạch đã được cấy ghép cho một số người tham gia nghiên cứu, sau đó họ đã vượt qua một loạt các bài kiểm tra sự chú ý. Hóa ra, để nhớ một hình ảnh màu đơn giản trong một vài phút - chip cho phép cải thiện kết quả trung bình 37%, và trong một test phức tạp hơn, kết quả trung bình được cải thiện 35% khi lưu nhớ được hình ảnh màu trong 75 phút.
Các chuyên gia Mỹ hy vọng rằng trong tương lai phát triển của họ sẽ giúp ích cho những người mắc bệnh Alzheimer hoặc những người gặp các chứng bệnh khác liên quan đến suy giảm trí nhớ.